Tòa án nhân dân tỉnh có bị giải thể không? Nếu có thì do ai quyết định? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh?
Tòa án nhân dân tỉnh có bị giải thể không? Nếu có thì do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, tổ chức của Tòa án nhân dân hiện nay bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản;
- Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân
...
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự được quy định như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; thành lập, giải thể Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh có thể bị giải thể theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể Tòa án nhân dân tỉnh.
Tòa án nhân dân tỉnh có bị giải thể không? Nếu có thì do ai quyết định? Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
(1) Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.
(2) Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.
(3) Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã có hiệu lực pháp luật.
(4) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật.
(5) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.
(6) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
(7) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
- Văn phòng;
- Phòng và các đơn vị tương đương.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 năm 2025 thuộc thẩm quyền giải quyết cấp chính quyền địa phương?
- Cách xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh các cấp năm học 2024 - 2025? Xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh cấp 1, 2, 3?
- 08 nguyên tắc trong việc áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư là gì? Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao lâu?
- Quy định mới về đấu giá trực tuyến trong đấu giá tài sản? Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng ở đâu?
- Chính thức TPHCM có 102 ĐVHC cấp xã sau sáp nhập? Tên gọi phường xã sau sáp nhập tại TPHCM theo Nghị quyết 25 ra sao?