Tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật Hình sự được quy định thành các khung hình phạt nào?
Tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật Hình sự được quy định thành các khung hình phạt nào?
Căn cứ quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội môi giới hối lộ có 04 khung hình phạt sau:
Khung 1: Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khung 4: Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật Hình sự được quy định thành các khung hình phạt nào? (Hình từ Internet)
Người phạm tội môi giới hối lộ tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm có được hưởng án treo không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP những trường hợp sau đây không được hưởng án treo:
- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:
+) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
+) Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể
- Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
+) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
+) Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
+) Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
+) Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người phạm tội môi giới hối lộ tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không được hưởng án treo.
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội theo quy định của BLHS?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như sau:
- Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
- Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày hội Thế giới tuổi thơ 2025 diễn ra những hoạt động nào? Địa điểm tổ chức Ngày hội Thế giới tuổi thơ 2025 tại đâu?
- Lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh gồm mấy quân đoàn? Gồm các đơn vị nào?
- Chỉ đạo hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng theo Thông tư 21 mới nhất 2025 ra sao?
- Vị trí vai trò nhiệm vụ của người Đảng viên liên hệ bản thân 2025? Bài thu hoạch vị trí vai trò của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay?
- Sau khi bù trừ số thuế TNCN nộp thừa hoặc nộp thiếu của các cá nhân tại tổ chức trả thu nhập, nếu còn số thuế nộp thừa thì có thể xử lý thế nào?