Tối ngày 29 4 TPHCM có những hoạt động nổi bật nào? Ngày 29 4 người lao động có được nghỉ không?
Tối ngày 29 4 TPHCM có những hoạt động nổi bật nào? Ngày 29 4 người lao động có được nghỉ không?
Tham khảo qua những hoạt động và sự kiện trong tối ngày 29 4 tại TPHCM cụ thể:
(1) Chương trình trình chiếu nghệ thuật 3D mapping kết hợp âm nhạc, ánh sáng và nghệ thuật với chủ đề "Sài Gòn dấu xưa - Thành phố Hồ Chí Minh tương lai". Với các chương trình nghệ thuật kể chuyện bằng ánh sáng, tác phẩm về các sự kiện lịch sử, tinh thần hội nhập của một thành phố Hồ Chí Minh năng động, đậm đà bản sắc.
Hoạt động trình chiếu nghệ thuật 3D mapping diễn ra tại mặt tiền trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh vào lúc 19h30 đến 21h30.
(2) Chương trình với chủ đề "Mùa xuân thống nhất" được xem là chương trình nghệ thuật chính luận có quy mô lớn nhất trong đợt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chương trình chia làm 3 chương, bao gồm:
- Chương 1 là Nỗi đau chia cắt và con đường thống nhất;
- Chương 2 là Mùa xuân hòa bình;
- Chương 3 là Mùa xuân của kỷ nguyên mới.
Hoạt động chương trình nghệ thuật với chủ đề "Mùa xuân thống nhất" sẽ được diễn ra tại Dinh Độc Lập vào lúc 20h10.
Lưu ý: Thông tin "Tối ngày 29 4 TPHCM có những hoạt động nổi bật nào?" Chỉ mang tín chất tham khảo!
Tối ngày 29 4 TPHCM có những hoạt động nổi bật nào? Ngày 29 4 người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Ngày 29 4 người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày 29 4 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, nếu ngày 29 4 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Trường hợp ngày 29 4 không rơi vào ngày nghỉ hằng tuần mà người lao động có nhu cầu nghỉ thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định pháp luật.
Người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Theo đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
(1) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(2) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Y tế hướng dẫn tham dự diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30 4?
- Quyết định 266/2025/QĐ-CTN về đối tượng được đặc xá dịp lễ 30 4 2025? Điều kiện được đặc xã dịp lễ 30 4 2025?
- Lịch trình Concert Quốc gia ngày 29/4, 30/4, 1/5 chi tiết? Lịch Concert Quốc gia kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam?
- Ngày 30 4 hạn chế giao thông trên nội địa sông Sài Gòn tại TP Hồ Chí Minh? Hạn chế khu vực nào?
- Diễu binh 30 4 mấy giờ? Trực tiếp diễu binh 30 4 mấy giờ? Tuyến đường diễu binh 30 4? Tối 30 4 bắn pháo hoa lúc mấy giờ?