Tóm tắt Chiến dịch Điện Biên Phủ ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt trong nội dung Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 5?
Tóm tắt Chiến dịch Điện Biên Phủ ngắn gọn?
Tham khảo "Tóm tắt Chiến dịch Điện Biên Phủ ngắn gọn" dưới đây:
Chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành, diễn ra chỉ vỏn vẹn 56 ngày đêm, các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn chính: + Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954, quân ta đã tấn công và tiêu diệt cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo và phá vỡ ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Lúc ấy, ta bắt sống và tiêu diệt hươn 2000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, uy hiếp sân bay Mường Thanh, xóa sổ 1 trung đoàn. Tư lệnh pháp binh Pháo ở Điện Biên Phủ lúc ấy, Pi-rốt bất lực trước sự tấn công pháo binh của ta và tự sát bằng lựu đạn. + Giai đoạn 2: Từ 30/3-39/4/1954, dân và quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông khu trung tâm, kết hợp với thắt chặt vòng vây, làm chia cát sân bay Mường Thanh, từ đó hạn chế sự tiếp viện của địch. Đây cũng chính là sự tấn công dai dẳng nhất, quyết liệt và đầy cam go nhất. Ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đáng chú ý là tại đồi C1, ta và địch tranh giành, giằng co tới 20 ngày và tại đồi A1 thì là 30 ngày. Kết quả là sau đợt tấn công thứ 2, quân ta đã nắm trong tay tầm bắ khu trung tâm Điện Biên Phủ, quân địch rơi vào trạng thái bị dộng hoàn toàn, mất tinh thần chiến đấu cao độ. + Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến ngày 07/5/1954, quân ta dứt điểm dãy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries và kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ngày 07/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. |
Thông tin mang tính tham khảo!
Tóm tắt Chiến dịch Điện Biên Phủ ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt trong nội dung Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 5? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 5?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (Cấp tiểu học) được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 5 như sau:
...
- Sưu tầm một số tư liệu (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) kể lại được thắng lợi ở một số địa phương lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,... trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Kể lại được một số câu chuyện về Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Pác Bó, Tân Trào, khi viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập; chuyện về Kim Đồng, Võ Nguyên Giáp.
- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng De Castries,...).
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, có sử dụng lược đồ, tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu chuyện ,...).
- Kể lại được một số câu chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, hiện vật,...) và mô tả được một số hiện vật của thời bao cấp và thời kì Đổi mới ở Việt Nam.
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về thời bao cấp ở Việt Nam.
- Nêu được một số thành tựu về kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam trong thời kì Đổi mới, có sử dụng tư liệu lịch sử (tranh ảnh, câu chuyện,...).
...
Theo đó, yêu cầu cần đạt trong nội dung Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 5 gồm:
- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng De Castries,...).
- Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
Nội dung và hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 179-HD/BTGTW năm 2024 có nội dung quy định về kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) như sau:
(1) Nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:
- Tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc và thời đại; khẳng định tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, nhất là đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đúng đắn, sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của các Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Tinh đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân ba nước Đông Dương; sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Nhân dân ta.
- Công lao, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và các tầng lớp Nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Phát huy, lan tỏa những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Những thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc và của tỉnh Điện Biên 71 năm qua; những nghị quyết, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
(2) Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm trọng tâm Kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:
- Tại tỉnh Điện Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân, dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ; nghĩa trang A1 và tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua sinh hoạt chính trị - xã hội, ấn phẩm tuyên truyền, trên các báo chí, trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin cổ động trực quan, trên Internet nhất là mạng xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng phát xít Đức 9 5? Ý nghĩa của chiến thắng phát xít Đức đối với cách mạng Việt Nam?
- Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã có được hưởng phụ cấp thâm niên? Mức phụ cấp thâm niên là bao nhiêu?
- 2025 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ? Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày tháng năm nào?
- Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không là gì? Quy định việc sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực?
- Danh sách tên gọi phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập thế nào? Dự kiến tên gọi 126 phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập ra sao?