Tổng hợp 7 mẫu bài đăng bán nhà đất hay, khiến khách hàng không thể bỏ qua? Bài đăng bán nhà đất là gì?
Bài đăng bán nhà đất là gì?
Bài đăng bán nhà đất là một dạng thông báo, tin rao bán bất động sản (như nhà ở, đất nền, căn hộ chung cư, biệt thự, ...) với mục đích giới thiệu thông tin về bất động sản đến người mua nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Tổng hợp 7 mẫu bài đăng bán nhà đất hay, khiến khách hàng không thể bỏ qua? Bài đăng bán nhà đất là gì? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 7 mẫu bài đăng bán nhà đất hay, khiến khách hàng không thể bỏ qua? Mua nhà đất thông qua lập vi bằng có được thừa nhận không?
Hiện nay, Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể mẫu bài đăng bán nhà đất.
Có thể tham khảo 7 mẫu bài đăng bán nhà đất hay, khiến khách hàng không thể bỏ qua dưới đây:
(1) Mẫu đăng tin bán Nhà phố
(2) Mẫu đăng tin bán Nhà riêng
(3) Mẫu đăng tin bán Chung cư
(4) Mẫu đăng tin bán Biệt thự
(5) Mẫu đăng tin bán Đất nền
(6) Mẫu đăng tin bán Đất nền dự án
(7) Mẫu đăng tin bán Đất vườn
TẢI VỀ: XEM ĐẦY ĐỦ 7 MẪU BÀI ĐĂNG BÁN NHÀ ĐẤT HAY, KHIẾN KHÁCH HÀNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
Theo Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
Theo Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
Các trường hợp không được lập vi bằng
…
3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó, mua bán nhà đất là trường hợp phải được công chứng hoặc chứng thực nên không được lập vi bằng.
Ngoài ra không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Do đó, mua bán nhà đất thông qua vi bằng sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất?
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đặt cọc
...
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc như sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết, thực hiện
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Trường hợp 2: Hợp đồng không được giao kết, thực hiện
- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị “phạt cọc” một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).
Lưu ý: Trong trường hợp 2 các bên có thể thỏa thuận khác (không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện theo thỏa thuận đó).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp nào?
- Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
- Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thế nào?
- Thí sinh tự do hiện nay sẽ thi đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nào theo quy định tại Thông tư 24?
- Ngày IDAHOT là ngày 17 5? Ngày IDAHOT là ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT?