Trắc nghiệm Tìm hiểu về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh do ai chỉ đạo?
Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Tham khảo các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Câu 1: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào?
A. Khi Bác lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911
B. Tại Hội nghị Véc xay năm 1919
C. Khi Bác tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp năm 1920
D. Khi Bác sang hoạt động ở Liên Xô năm 1923.
Câu 2: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” được đúc kết từ:
A. Phong trào công nhân, phong trào yêu nước, Chủ Nghĩa Mác- Lê Nin
B. Phong trào yêu nước, tinh thần đoàn kết, Chủ Nghĩa Mác- Lê nin
C. Chủ Nghĩa Mác- Lê nin, phong trào vô sản, phong trào yêu nước
D. Chủ Nghĩa Mác- Lê nin, phong trào yêu nước, đường lối lãnh đạo
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Trong Di chúc Bác viết?
A. “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
B. “Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
C. “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
D. “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Tôi chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Câu 4: Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Vecxay vào ngày tháng năm nào?
A. 18/6/1917
B. 18/6/1918
C. 18/6/1919
D. 18/6/1920
Câu 5: Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
A. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam ,con đường cách mạng vô sản.
B. Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V người đã trình bày lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược cách mạng thuộc địa.
C. Người đã tiếp nhận ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và có công truyền bá vào nước ta.
D. Sau những năm bôn ba ở nước ngoài Người đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Câu 6: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A. Cách mạng Tháng Mười Nga
B. Thành lập Đảng Cộng sản Pháp
C. Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Méclanh
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Câu 7: Di chúc Hồ Chí Minh được công bố vào năm nào?
A. 1967
B. 1968
C. 1969
D. 1965
Câu 8: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Câu thơ nói lên điều gì?
A. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
B. Đọc tuyên ngôn độc lập
C. Đọc sơ thảo luận cương Lênin
D. Gửi yêu sách đến Versailles
Câu 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc vào ngày tháng năm nào?
A. 15/5/1965
B. 15/5/1966
C. 19/5/1965
D. 19/5/1966
Câu 10: Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã Hội Pháp năm nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1919
D. 1920
Câu 11: Thành tựu 55 năm thực hiện Di chúc là:
A. Giải phóng miền Nam
B. Đổi mới đất nước
C. Xây dựng Đảng vững mạnh
D. Cả ba đáp án trên
Câu 12: Nguyễn Tất Thành cập cảng Mác Xây của Pháp vào ngày nào?
A. 02/6/1911
B. 04/9/1911
C. 06/7/1911
D. 01/1/1912
Câu 13: Thân mẫu của Hồ Chí Minh là ai, sinh được mấy người con?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 14: Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành năm nào?
A. 1901
B. 1905
C. 1911
D. 1917
Câu 15: Núi Các Mác, Suối Lênin thuộc tỉnh nào?
A. Hà Quảng – Cao Bằng
B. Hà Giang – Cao Bằng
C. Hà Quảng – Tuyên Quang
D. Hà Quảng – Lạng Sơn
Câu 16: Bản chất chủ nghĩa tư bản được ví như “con đỉa” trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
A. Con rồng tre
B. Bản án chế độ thực dân Pháp
C. V.I. Lênin và dân tộc phương Đông
D. Đường cách mệnh
Câu 17: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ đâu?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
D. Cả ba đáp án trên
Câu 18: Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta dùng làm nền tảng từ khi nào?
A. 1969
B. 1986
C. 1990
D. 1991
Câu 19: Mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
B. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập.
C. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu không ngừng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
D. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.
Câu 20: Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam được lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Việt Minh” vào thời gian nào?
A. 19/5/1940
B. 15/5/1941
C. 19/5/1941
D. 15/5/1940
Trắc nghiệm Tìm hiểu về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh do ai chỉ đạo? (Hình từ Internet)
Câu 21: Trong Di chúc, khi Bác nói về đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu, các đồng chí cần?
A. Giữ gìn sự đoàn kết như giữ con ngươi của mắt
B. Phát triển tình đồng chí thương yêu nhau
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 22: Hồ Chí Minh viết Di chúc lịch sử vào thời gian nào?
A. Năm 1960
B. Năm 1965
C. Năm 1968
D. Năm 1969
Câu 23: Huyện Bình Khê, nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm tri huyện thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Định
D. Phan Thiết
Câu 24: Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho ai để “vừa hồng vừa chuyên”?
A. Hội viên Hội Phụ nữ
B. Cán bộ công chức
C. Đoàn viên thanh niên
D. Hội viên Cựu chiến binh
Câu 25: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec xây (18/6/1919)
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
C. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920)
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
Câu 26: Trong Di chúc, Bác Hồ bày tỏ mong muốn đi khắp hai miền sau khi thắng lợi để?
A. Chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ, anh hùng.
B. Thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý.
C. Đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Cả ba câu đều đúng.
Câu 27: Luận điểm: “Đảng muốn vữngthì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghiã ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam" trích từ tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn độc lập
B. Đường Cách mệnh
C. Điều lệ vắn tắt của Đảng
D. Thường thức chính trị
Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu tên gọi “Nguyễn Ái Quốc” xuất hiện trên trường quốc tế?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị vecxai (18/6/1919)
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
C. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường Cách Mệnh
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.
Câu 29: Về đến Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc dùng bí danh gì để hoạt động?
A. Ông Ké
B. Già Thu
C. Lin
D. Vương
Câu 30: Hồ Chí Minh dịch sách nào tại Pắc Pó để huấn luyện cán bộ?
A. Lịch sử Đảng CS Pháp
B. Lịch sử Đảng CS Nga
C. Lịch sử Đảng CS Trung Hoa
D. Lịch sử Đảng CS Cuba
Câu 31: Ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử theo Hồ Chí Minh là?
A. Tinh thần hiếu học
B. Quản lý bằng đạo đức
C. Tu dưỡng đạo đức cá nhân
D. Đề cao văn hoá, lễ giáo
Câu 32: Sự kiện nào đánh dấu bước đầu Hồ Chí Minh tiếp cận lý luận cứu nước đúng đắn?
A. Đọc Sơ thảo luận cương Lênin
B. Thành lập Hội Thanh niên
C. Sáng lập Đảng CS Pháp
D. Gửi bản Yêu sách
Câu 33: Di chúc Hồ Chí Minh đề cập trước tiên đến nội dung gì?
A. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng
B. Kinh tế – văn hoá
C. Công tác thanh niên
D. Quốc phòng an ninh
Câu 34: “ Dù màu da có khác, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái mà thôi: tình hữu ái vô sản” chân lý này được tìm ra trong giai đoạn nào?
A. 1911-1915
B. 1911- 1917
C. 1911- 1919
D. 1911- 1920
Câu 35: Nguyễn Ái Quốc trình bày quan điểm về cách mạng thuộc địa tại đâu?
A. Hội nghị nông dân quốc tế Mátxcơva
B. Đại hội Quốc tế cộng sản lần V
C. Đại hội Tua
D. Đại hội nông dân 1923
Câu 36: Tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức được Đảng sử dụng từ khi nào?
A. Đại hội V
B. Đại hội VI
C. Đại hội VII
D. Đại hội VIII
Câu 37: Truyền thống quý báu nhất được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì?
A. Lòng nhân ái
B. Chủ nghĩa yêu nước
C. Tinh thần hiếu học
D. Cần cù lao động
Câu 38: Đảng cần có kế hoạch tốt phát triển kinh tế, văn hoá để nâng cao đời sống cho?
A. Nhân dân lao động
B. Lực lượng vũ trang
C. Giai cấp công nhân
D. Cán bộ công nhân viên chức
Câu 39: Nguyễn Tất Thành vào Đảng Xã hội Pháp vào thời điểm nào?
A. Đầu năm 1917
B. Đầu năm 1918
C. Đầu năm 1919
D. Đầu năm 1920
Câu 40: Chọn đáp án đúng: Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc lịch sử vào năm nào?
A. 1960
B. 1965
C. 1968
D. 1969
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày mấy? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày này không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
Đồng thời, căn cứ khoản 6 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 5 1890) là ngày lễ lớn của nước Việt Nam.
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày 19 5 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, mặc dù ngày 19 5 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày lễ lớn của Việt Nam, tuy nhiên không thuộc ngày nghỉ lễ tết được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do ai chỉ đạo?
Căn cứ theo Mục 6 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.
Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn việc thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở địa phương, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời, xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung học tập, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; định hướng nội dung, chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết hằng năm và toàn khóa trình Ban Bí thư ban hành; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, những cách làm hình thức, kém hiệu quả.
Như vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bệnh Viêm gan vi rút B là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh viêm gan vi rút B cấp như thế nào? Điều trị ra sao?
- Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập theo Quyết định 759? Sáp nhập cần bảo đảm điều kiện nào?
- Hướng dẫn cách treo cờ Tổ Quốc nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết?
- Chính thức giữ nguyên 20 Kho bạc Nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bản quản lý sau sắp xếp bộ máy?
- Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm? Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?