Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?

Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì? Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai không? Đường bộ cao tốc là gì? Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Đường bộ 2024 quy định như sau: Người quản lý, sử dụng đường bộ là chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ.

Và, căn cứ Điều 9 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý và các công việc sau:

- Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ theo quy định tại Điều 21 Luật Đường bộ 2024, Điều 20 Nghị định 165/2024/NĐ-CP; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm đối với kết cấu hạ tầng đường bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Đường bộ 2024, các hành vi vi phạm hành chính đối với kết cấu hạ tầng đường bộ;

- Thực hiện các công việc khác về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định tại Nghị định 165/2024/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?

Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì? (Hình từ Internet)

Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai không?

Căn cứ Điều 38 Luật Đường bộ 2024 quy định về trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai của người quản lý, sử dụng đường bộ như sau:

Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
...
2. Việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các tuyến đường đã đưa vào khai thác, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quy định khác của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
a) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý;
b) Người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với đường bộ được giao quản lý, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn; sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng công trình đường bộ đối với các trường hợp không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; khắc phục nguy cơ sập đổ công trình đường bộ, công trình liền kề; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
...

Như vậy, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai đối với đường bộ được giao quản lý, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn; sửa chữa, khắc phục ngay hư hỏng công trình đường bộ đối với các trường hợp không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; khắc phục nguy cơ sập đổ công trình đường bộ, công trình liền kề; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ.

Đường bộ cao tốc là gì? Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 44 Luật Đường bộ 2024 quy định đường bộ cao tốc như sau:

Quy định chung đối với đường bộ cao tốc
1. Đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.
2. Đường cao tốc thuộc hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị được xác định trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:
a) Đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 13 của Luật này;
b) Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.

Theo đó, đường bộ cao tốc (sau đây gọi là đường cao tốc) là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình.

Và, đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đường cao tốc bao gồm:

- Đất của đường bộ gồm phần đất để xây dựng công trình đường bộ và phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ;

- Đất để xây dựng bến xe; bãi đỗ xe; điểm dừng xe, đỗ xe; trạm dừng nghỉ; các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ;

- Đất để xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc.

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ trong quản lý khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý là gì?
Pháp luật
Số hiệu đường bộ cần đảm bảo những yếu tố gì? Thẩm quyền đặt số hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách nhà nước bao gồm những gì? Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ ra sao?
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm những nội dung nào? Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát với tần suất thế nào?
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ được rà soát theo định kỳ bao nhiêu năm? Quy hoạch nào định hướng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm những gì? Quy định về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Đã có Thông tư 41 2024 quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Ai có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những nội dung gì theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào