Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5? Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
(khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020)
Tham khảo tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 dưới đây:
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 - Mẫu 1
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 - Mẫu 2
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 - Mẫu 3
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 - Mẫu 4
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 - Mẫu 5
*Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5 chỉ mang tính chất tham khảo
Tranh vẽ hoạt động phòng chống thiên tai nhân ngày truyền thống phòng chống thiên tai của Việt Nam 22 5? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định về các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai như sau:
(1) Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
(2) Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
(3) Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
(4) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
(5) Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
(6) Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(7) Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
07 Chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Phòng chống thiên tai 2013, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về 07 Chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai như sau:
(1) Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
(2) Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.
(3) Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
(4) Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.
(5) Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.
(6) Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
(7) Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
- Việt Nam duyệt binh 80 năm Quốc Khánh vào ngày mấy? Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Quốc Khánh tại đâu?
- Đề án tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp sau sáp nhập căn cứ vào đâu? Kể tên cụ thể từng căn cứ?
- Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?
- Kinh nghiệm về thăm quê Bác? Lễ hội Làng Sen ở quê Bác tổ chức ngày nào? Thành phần đại biểu được mời tại Lễ hội Làng Sen?