Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương được thực hiện như thế nào?
- Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương gồm những tài liệu nào?
- Tổ chức sản xuất sản phẩm có trách nhiệm gì đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương?
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2015/TT-BCT như sau:
Trình tự và thủ tục kiểm tra
Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra theo trình tự, thủ tục sau:
1. Xuất trình quyết định kiểm tra (Mẫu số 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi kiểm tra.
2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Lập biên bản kiểm tra (Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) có chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, đoàn kiểm tra. Trường hợp đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản thì đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký biên bản”, biên bản có chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra và người chứng kiến.
4. Trong trường hợp cần lấy mẫu hàng hóa phục vụ thử nghiệm, đoàn kiểm tra lấy mẫu theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
5. Báo cáo cơ quan kiểm tra hoặc người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra.
6. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp không phát hiện vi phạm, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra ra thông báo sản phẩm được tiếp tục sản xuất, lưu thông (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) và ghi rõ sản phẩm không vi phạm quy định tại Thông tư này.
b) Trường hợp phát hiện vi phạm thì đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra thực hiện xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Theo đó, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương được thực hiện theo quy định nêu trên.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương (Hình từ Internet)
Hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương gồm những tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 46/2015/TT-BCT như sau
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra
…
3. Hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm, bao gồm: Quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, thông báo kết quả thử nghiệm Mẫu hoặc bằng chứng khẳng định sản phẩm không phù hợp, biên bản vi phạm hành chính, biên bản niêm phong, thông báo tạm đình chỉ sản xuất, công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương gồm những tài liệu sau:
- Quyết định kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra;
- Thông báo kết quả thử nghiệm Mẫu hoặc bằng chứng khẳng định sản phẩm không phù hợp;
- Biên bản vi phạm hành chính, biên bản niêm phong;
- Thông báo tạm đình chỉ sản xuất;
- Công văn của cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức sản xuất sản phẩm có trách nhiệm gì đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương?
Tổ chức sản xuất sản phẩm có trách nhiệm đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BCT như sau:
Tổ chức thực hiện
…
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có trách nhiệm:
a) Đảm bảo sản phẩm sản xuất đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo quy định;
b) Thu hồi, xử lý đối với hàng hóa không bảo đảm chất lượng do tổ chức, cá nhân bán ra thị trường. Trong trường hợp phải tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu hủy hàng hóa theo pháp luật;
c) Chấp hành quy định về xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Chấp hành việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng sản phẩm trong sản xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất được quản lý bởi Bộ Công thương thì tổ chức sản xuất sản phẩm có các trách nhiệm sau:
- Đảm bảo sản phẩm sản xuất đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo quy định;
- Thu hồi, xử lý đối với hàng hóa không bảo đảm chất lượng do tổ chức, cá nhân bán ra thị trường. Trong trường hợp phải tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu hủy hàng hóa theo pháp luật;
- Chấp hành quy định về xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Chấp hành việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng sản phẩm trong sản xuất của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định khen thưởng người cai nghiện ma túy năm 2025 mới nhất? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Nghị định 88/2025/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 193/2025/QH15 về thí điểm chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ?
- Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
- Diện xét tốt nghiệp D3 là gì? Cách tính điểm tốt nghiệp THPT năm 2025 mới nhất như thế nào?
- Trường hợp cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng của chủ thể dữ liệu ai có trách nhiệm chứng minh?