Trồng cây cần sa bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Có bị phạt tù theo quy định mới nhất hay không?
Trồng cây cần sa bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
....
Như vậy, trồng cây cần sa bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, tổ chức có cùng hành vi vi phạm bị phạt gấp hai lần, tức là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trồng cây cần sa bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu? Có bị phạt tù theo quy định pháp luật mới nhất không? (Hình từ Internet)
Trồng 300 cây cần sa có bị phạt tù theo quy định pháp luật mới nhất không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:
- Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống; (1)
+) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (2)
+) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+) Có tổ chức; (3)
+) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
+) Tái phạm nguy hiểm. (4)
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy,
- Trường hợp trồng 300 cây cần sa nhưng thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.
- Trường hợp trồng 300 cây cần sa nhưng không thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì chỉ bị phạt hành chính.
- Trường hợp trồng 300 cây cần sa nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Có được hoãn chấp hành hình phạt tù đối với tội trồng cây cần sa không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐTP hoãn chấp hành hình phạt tù được quy định như sau:
- Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
+) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp người bị xử phạt tù là phụ nữ có thai không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi không phân biệt là con đẻ hay con nuôi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
+) Có nơi cư trú rõ ràng.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người bị xử phạt tù về cư trú, sinh sống thường xuyên;
+) Sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn.
- Tòa án cũng có thể cho người bị xử phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện hướng dẫn tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng phải gắn với hoàn cảnh đặc biệt và phải xem xét thận trọng, chặt chẽ.
Ví dụ: Nguyễn Thị B bị xử phạt 04 năm tù về tội cố ý gây thương tích, không có nơi cư trú rõ ràng, đang nuôi con 12 tháng tuổi nhưng con bị mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị trong bệnh viện mà không có người chăm sóc thì Tòa án có thể xem xét cho Nguyễn Thị B được hoãn chấp hành hình phạt tù.
- Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù được xác định như sau:
+) Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự được tính từ ngày Tòa án ban hành quyết định cho đến khi sức khỏe của người bị xử phạt tù được hồi phục;
+) Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 67 của Bộ luật Hình sự 2015 được tính từ ngày Tòa án ban hành quyết định cho đến khi kết thúc thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù mà Tòa án quyết định.
Như vậy, người phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều trên.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu gia hạn nộp thuế 2025 theo Nghị định 82 2025 ra sao? Tải về Mẫu gia hạn nộp thuế 2025 mới nhất?
- Tổng duyệt diễu binh 27 4 lúc mấy giờ? Cấm đường từ mấy giờ? Danh sách các khối trên từng tuyến đường?
- Giá trị ghi sổ của khoản nợ là gì? Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng với giá bán cao hơn số dư nợ gốc do ai quyết định?
- Người có hàng hóa ký gửi có phải lập tờ khai gửi hàng hóa không? Mẫu tờ khai gửi hàng hóa dành cho hàng hóa ký gửi?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM cụ thể ra sao? Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM sớm hơn thường lệ đúng không?