Trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ gì?
- Trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ gì?
- Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được ký văn bản thay Thủ trưởng Cơ quan điều tra khi nào?
- Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước ai về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Giúp Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong quản lý, chỉ đạo, điều hành xây dựng Cơ quan điều tra.
2. Trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 3, khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 2, khoản 3 Điều 52 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
...
Căn cứ trên quy định trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định sau đây:
(1) Nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 3, khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
3. Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 52 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
...
2. Khi Điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được ký văn bản thay Thủ trưởng Cơ quan điều tra khi nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
3. Chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được phân công; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chủ động giải quyết các vấn đề được phân công.
4. Được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền thay mặt Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ đạo giải quyết công việc chung của Cơ quan điều tra và ký văn bản thay Thủ trưởng Cơ quan điều tra; báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra kết quả giải quyết công việc trong thời gian được quản lý, chỉ đạo, điều hành.
...
Theo đó, nếu được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền thì Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được ký văn bản thay Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước ai về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình?
Theo khoản 5 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương ban hành kèm theo Quyết định 193/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng Cơ quan điều tra về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng Cơ quan điều tra về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an cấp xã có được phép xử lý vi phạm giao thông không? Phải thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc cho ai đối với trường hợp vi phạm do Công an cấp xã giải quyết?
- Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?
- Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào theo Nghị định 12?
- Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?