Trong thời hạn bao nhiêu ngày Đoàn đại biểu Quốc hội phải gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến cơ quan báo chí địa phương?
Trong thời hạn bao nhiêu ngày Đoàn đại biểu Quốc hội phải gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến cơ quan báo chí địa phương?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị quyết liên tịch 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri như sau:
Trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tình hình thực tế ở địa phương và trên cơ sở kế hoạch làm việc của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri của Đoàn. Kế hoạch tiếp xúc cử tri được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nơi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để phối hợp thực hiện, đồng thời gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Xây dựng chương trình, phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri tại địa phương, bảo đảm tính toàn diện, bao trùm, hiệu quả trong việc tiếp xúc cử tri.
3. Chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến cơ quan báo chí ở địa phương để thông báo rộng rãi, kịp thời về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
4. Chủ trì phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương theo quy định tại Điều 39 của Nghị quyết này.
...
Như vậy, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến cơ quan báo chí địa phương chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày diễn ra hoạt động tiếp xúc cử tri. Việc này nhằm thông báo rộng rãi, kịp thời về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Trong thời hạn bao nhiêu ngày Đoàn đại biểu Quốc hội phải gửi kế hoạch tiếp xúc cử tri đến cơ quan báo chí địa phương? (Hình từ internet)
Báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 39 Nghị quyết liên tịch 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
3. Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp nội dung kiến nghị của cử tri, Nhân dân tại địa phương và tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến nghị của cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội gồm
(1) Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trung ương và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
(3) Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp nội dung kiến nghị của cử tri, Nhân dân tại địa phương và tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hoạt động tiếp xúc cử tri bao gồm?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị quyết liên tịch 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP-ĐCTUBTWMTTQVN quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri gồm các hoạt động sau:
(1) Tiếp xúc cử tri định kỳ trước kỳ họp thường lệ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
(2) Tiếp xúc cử tri định kỳ sau kỳ họp thường lệ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
(3) Tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội, kỳ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của Hội đồng nhân dân.
(4) Tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc chuyển sinh hoạt đến.
(5) Tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử của đại biểu Hội đồng nhân dân.
(6) Tiếp xúc cử tri nơi cư trú của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
(7) Tiếp xúc cử tri nơi làm việc của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
(8) Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực.
(9) Tiếp xúc cử tri theo đối tượng.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trực tiếp diễu binh diễu hành ngày 27/4, 30/4 tại TPHCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam ở đâu?
- Đối tượng nào được tặng quà dịp 30 4 kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam theo Quyết định 689?
- Hà Nội bắn pháo hoa 27 4 ở đâu? Lịch Hà Nội bắn pháo hoa 2025 ngày 27 4 kỷ niệm giải phóng miền Nam 30 4?
- Kinh phí thực hiện điều tra cơ bản về điện năng lượng mới được bố trí từ các nguồn nào? Địa điểm ưu tiên thực hiện điều tra về điện năng lượng mới?
- Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay trong thời hạn bao lâu?