Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào?
Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Kết luận kiểm tra văn bản trái pháp luật
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân ban hành hoặc phân cấp, uỷ quyền cho cơ quan kiểm tra văn bản ban hành kết luận kiểm tra văn bản trái pháp luật.
2. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên văn bản được kết luận; tên và nội dung văn bản làm căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản;
b) Ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản;
c) Yêu cầu cơ quan, người đã ban hành văn bản xử lý văn bản;
d) Kiến nghị việc tổ chức xem xét, xác định, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân đã tham mưu, đề xuất, ban hành văn bản trái pháp luật đó theo quy định của Đảng, pháp luật;
đ) Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan, người ban hành văn bản thực hiện việc rà soát, xử lý theo quy định tại Chương III của Nghị định này;
e) Trường hợp cần thiết, có thể kiến nghị về một hoặc một số nội dung khác của văn bản theo quy định tại Điều 5 của Luật.
...
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị cơ quan, người ban hành văn bản thực hiện việc rà soát, xử lý theo quy định tại Chương III của Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
Trường hợp phát hiện văn bản trái pháp luật có nội dung mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào? (Hình từ internet)
Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định:
Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý và thông báo kết quả xử lý văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản kiến nghị, báo cáo xem xét lại kết luận kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người ban hành kết luận kiểm tra văn bản, nếu kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định này;
b) Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người có thẩm quyền, nếu kiến nghị, báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật thì cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý và thông báo kết quả xử lý văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 79/2025/NĐ-CP
Đối với trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản kiến nghị, báo cáo xem xét lại kết luận kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP thì thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện như sau:
(1) Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người ban hành kết luận kiểm tra văn bản, nếu kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP
(2) Cơ quan, người đã ban hành văn bản phải tổ chức xử lý văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo không chấp thuận của cơ quan, người có thẩm quyền, nếu kiến nghị, báo cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
Công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định về việc công bố văn bản xử lý văn bản trái pháp luật như sau:
(1) Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó gửi đăng Công báo điện tử, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất 03 ngày kể từ ngày ký chứng thực hoặc ký ban hành.
Văn bản xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật ở cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).
(2) Văn bản xử lý văn bản có chứa quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi.
Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử lý cũng phải được công bố trên các phương tiện thông tin đó.
Lưu ý: Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Nghị định 79/2025/NĐ-CP không áp dụng đối với văn bản xử lý văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số là trách nhiệm của cơ quan nào? Biện pháp bảo vệ an ninh mạng gồm những gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải: Thẩm quyền phê duyệt đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác thuộc về ai?
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?