Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản?
Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có định nghĩa tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền là phương thức do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra.
2. Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là phương thức do cơ quan, người đã ban hành văn bản thực hiện kiểm tra đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành.
3. Cơ quan kiểm tra văn bản là cơ quan có trách nhiệm giúp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 14, khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 60 của Nghị định này, bao gồm: Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.
...
Theo đó, tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là phương thức do cơ quan, người đã ban hành văn bản thực hiện kiểm tra đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc liên tịch ban hành.
Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tự kiểm tra văn bản
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc liên tịch ban hành và văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tự kiểm tra các văn bản không có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bao gồm:
a) Văn bản quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp nhận được yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi văn bản đã được các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác thực hiện tự kiểm tra nhưng Bộ Tư pháp vẫn nhận được kiến nghị, phản ánh;
b) Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tự kiểm tra văn bản theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này đối với văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc liên tịch ban hành.
4. Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tự kiểm tra văn bản có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc liên tịch ban hành và văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý.
Do đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
Trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công tổ chức thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự kiểm tra văn bản;
(2) Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc tự kiểm tra văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành;
(3) Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Tư pháp là đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc tự kiểm tra văn bản do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hoặc liên tịch ban hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10+ Lời chúc ngày Quốc tế Gia đình hay nhất? Ngày Quốc tế Gia đình người lao động có được nghỉ làm việc và được hưởng lương không?
- Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 bao nhiêu nước? Chi tiết Danh sách khách mời các nước Duyệt binh Nga 9 5 2025?
- Lễ Phật Đản khi nào kết thúc? Lịch tổ chức Lễ Phật Đản tại một số ngôi chùa tại TP. Hồ Chí Minh?
- Ngày lễ Phật đản 2025 là ngày nào chính thức? Lễ Phật đản 2025 là ngày nào âm lịch? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước hiện nay là gì? Có được tự mình ứng cử chức danh Chủ tịch nước không?