Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ?
Căn cứ Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 được bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định như sau:
Quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ
1. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh vệ khi cần thiết;
c) Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông hoặc hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định hoạt động này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
đ) Đề nghị tạm hoãn hoặc thay đổi chương trình làm việc, hoạt động của đối tượng cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
e) Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ;
g) Tạm cấm đường xung quanh khu vực trọng yếu, khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 của Luật này; xung quanh nơi ở và địa điểm hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế trong trường hợp cần thiết;
g1) Quyết định phát hành thẻ, phù hiệu phục vụ công tác cảnh vệ;
g2) Trong trường hợp do quy định của pháp luật nước sở tại hoặc các nguồn nhân lực và phương tiện, thiết bị cần mang theo không đáp ứng được công tác cảnh vệ, quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo vệ đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này khi đi công tác nước ngoài;
h) Thực hiện quyền khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Theo quy định trên, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có các quyền hạn như sau:
- Quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh vệ khi cần thiết;
- Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Cảnh vệ 2017;
- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông hoặc hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định hoạt động này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
- Đề nghị tạm hoãn hoặc thay đổi chương trình làm việc, hoạt động của đối tượng cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
- Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ;
- Tạm cấm đường xung quanh khu vực trọng yếu, khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 của Luật Cảnh vệ 2017; xung quanh nơi ở và địa điểm hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế trong trường hợp cần thiết;
+ Quyết định phát hành thẻ, phù hiệu phục vụ công tác cảnh vệ;
+ Trong trường hợp do quy định của pháp luật nước sở tại hoặc các nguồn nhân lực và phương tiện, thiết bị cần mang theo không đáp ứng được công tác cảnh vệ, quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo vệ đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật Cảnh vệ 2017 khi đi công tác nước ngoài;
- Thực hiện quyền khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc công tác cảnh vệ đối vệ chiến sĩ cảnh vệ hiện nay được quy định những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Cảnh vệ 2017 quy định rằng:
Nguyên tắc công tác cảnh vệ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
4. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; kết hợp giữa hoạt động công khai và hoạt động bí mật để thực hiện công tác cảnh vệ.
5. Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì có 5 nguyên tắc công tác cảnh vệ đối với chiến sĩ cảnh vệ hiện nay bao gồm những nội dung sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(3) Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
(4) Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; kết hợp giữa hoạt động công khai và hoạt động bí mật để thực hiện công tác cảnh vệ.
(5) Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 thì đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 về đối tượng cảnh vệ như sau:
Đối tượng cảnh vệ
1. Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Chủ tịch nước;
c) Chủ tịch Quốc hội;
d) Thủ tướng Chính phủ;
đ) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ;
e) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
g) Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
h) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch nước là một trong những đối tượng cảnh vệ.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Công Thương hiện nay có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc quy định ra sao?
- Công văn báo cáo về phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm những nội dung nào?
- Căn cứ để quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động tham gia ý kiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Hoạt động điện ảnh phải bảo đảm điều gì? Nhà nước đầu tư hỗ trợ đối với các dự án phim ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh không?
- Báo Tài chính Đầu tư là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào? Người đại diện theo pháp luật của Báo Tài chính Đầu tư là ai?