Tư lệnh Quân khu do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Tư lệnh Quân khu có trách nhiệm như thế nào khi được bổ nhiệm?
Chức vụ Tư lệnh Quân khu do ai có thẩm quyền bổ nhiệm nhiễm nhiệm?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được bổ sung bởi điểm a, b khoản 15 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 như sau:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ, chức danh khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
...
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những chức vụ sau:
+ Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
+ Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
+ Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
+ Tư lệnh, Chính ủy Quân khu;
+ Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
+ Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng;
+ Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ, chức danh khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, Tư lệnh Quân khu sẽ do Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền bổ nhiệm.
Tư lệnh Quân khu do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Tư lệnh Quân khu có trách nhiệm như thế nào khi được bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Tư lệnh Quân khu cần phải thực hiện những nghĩa vụ gì khi được bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghĩa vụ của sĩ quan.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
đ) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
e) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
...
Theo đó, Tư lệnh Quân khu là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan. Do đó, Tư lệnh Quân khu cần phải thực hiện những nghĩa vụ sau đây khi được bổ nhiệm:
(1) Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
(2) Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
(3) Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
(4) Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
(5) Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Tư lệnh Quân khu có trách nhiệm như thế nào khi được bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của sĩ quan.
Theo đó, khi được bổ nhiệm Tư lệnh Quân khu phải có trách nhiệm cụ thể như sau:
(1) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
(2) Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
(3) Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh? Mẫu bài phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh mới nhất?
- Hộ kinh doanh bán lẻ hàng hóa năm 2025 đóng thuế GTGT, thuế TNCN bao nhiêu? Việc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dựa trên những căn cứ nào?
- Tập sự luật sư có được ký email tư vấn khách hàng không? Tập sự luật sư có thể làm gì theo quy định pháp luật?
- Bộ ảnh bìa mạng xã hội chào mừng ngày 30 4? Việc tuyên truyền trên mạng xã hội về ngày 30 4 được quy định ra sao?
- Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?