Từ nghi vấn là gì? Trong câu thường có những từ nghi vấn nào? Liên thông trong giáo dục được quy định như thế nào?

Từ nghi vấn là gì? Trong câu thường có những từ nghi vấn nào? Tác dụng của từ nghi vấn trong tiếng Việt? Liên thông trong giáo dục được quy định như thế nàoì Mục đích của giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Từ nghi vấn là gì? Trong câu thường có những từ nghi vấn nào?

Từ nghi vấn là một bộ phận thuộc câu nghi vấn, với chức năng chính là dùng để hỏi.

Trong câu thường có những từ nghi vấn nào?

- Đại từ nghi vấn: Ai, gì, nào, bao nhiêu, như thế nào, đâu, tại sao,...

Ví dụ: Ly nước này của ai? Ly nước này bao nhiêu tiền? Bạn đi đến trường như thế nào?

- Từ chỉ tình thái: Hả, ư, à, á, chứ, sao, chăng, chưa...

Ví dụ: Cậu đi học chưa? Cậu lại đi trễ nữa hả?

- Các cặp phụ từ: Đã … chưa, có … không, có phải … không, … xong chưa

Ví dụ: Em đã làm bài tập chưa? Cậu có mang theo bút màu không?

Thông tin mang tính tham khảo!

Từ nghi vấn là gì? Trong câu thường có những từ nghi vấn nào? Liên thông trong giáo dục được quy định như thế nào?

Từ nghi vấn là gì? Trong câu thường có những từ nghi vấn nào? Liên thông trong giáo dục được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Tác dụng của từ nghi vấn là gì? Liên thông trong giáo dục là gì?

(1) Từ nghi vấn được dùng để tìm kiếm thông tin:

Ai là người đã đưa bạn về ngày hôm qua?

Các từ nghi vấn hay được sử dụng: ai, gì, nào, sao, bao giờ, ở đâu, vì sao, như thế nào,...

(2) Từ nghi vấn được dùng để bộ lộ, thể hiện cảm xúc, thái độ của người nói.

Ví dụ: Bạn nghĩ bạn là ai? (Mang cảm xúc thách thức)

(3) Dùng để mang lại cảm giác gọi mở, khơi dậy sự tò mò, suy nghĩ của người đang đọc, dang nghe trong văn học.

Ví dụ: Liệu giới trẻ đã thực sự cảm nhận được giá trị của cuộc sống?

Thông tin mang tính tham khảo!

Liên thông trong giáo dục là gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Giáo dục 2019 quy định liên thông trong giáo dục như sau:

Liên thông trong giáo dục
1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.
3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Lưu ý: Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.

Mục đích của giáo dục hòa nhập là gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Giáo dục 2019 quy định giáo dục hòa nhập như sau:

Giáo dục hòa nhập
1. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử.

Lưu ý: Căn cứ Điều 21 Luật Giáo dục 2019 quy định cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
Pháp luật
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
Pháp luật
05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
Pháp luật
Ngôn ngữ nói là gì? Ví dụ về ngôn ngữ nói? Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Nội dung giáo dục phải bảo đảm yêu cầu nào?
Pháp luật
3 Đoạn văn nêu ý kiến tán thành về việc thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh? Dàn ý? Đặc điểm môn Tiếng Anh lớp 3 đến 12?
Pháp luật
Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
Pháp luật
5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?
Pháp luật
Các thành phần phụ trong câu Tiếng Việt? Ví dụ về thành phần phụ của câu? Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập nào?
Pháp luật
05 đoạn văn điểm cao nêu cảm nghĩ về công việc bác sĩ? Điều kiện để có thể trở thành bác sĩ gia đình?
Pháp luật
05 đoạn văn cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học? Lập dàn ý? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
29 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào