Từ viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng khi nào? Văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy phần?
Từ viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 78/2025/NĐ-CP như sau:
Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật
1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, phổ thông, thống nhất, rõ ràng, dễ hiểu. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục.
2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.
3. Từ ngữ chuyên môn cần làm rõ nội dung thì phải được giải thích.
4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải ghi đầy đủ từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản. Không sử dụng cụm từ viết tắt trong tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì từ viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải ghi đầy đủ từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản.
Lưu ý: Không sử dụng cụm từ viết tắt trong tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Từ viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng khi nào? Văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy phần? (Hình từ Internet)
Văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm mấy phần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 78/2025/NĐ-CP như sau:
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được bố cục thành các phần hoặc chương hoặc không có phần và chương; từng phần được bố cục thành các chương; từng chương được bố cục thành các mục hoặc không có mục; từng mục được bố cục thành các tiểu mục hoặc không có tiểu mục; từng điều được bố cục thành các khoản hoặc không có khoản; từng khoản được bố cục thành các điểm hoặc không có điểm.
Việc đánh số các điều trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng số Ả Rập, bắt đầu từ “Điều 1”.
2. Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý; không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
3. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tên. Tên là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
4. Văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm hai phần như sau:
a) Phần văn bản ban hành văn bản kèm theo thể hiện nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thi hành và hiệu lực của văn bản;
b) Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, văn bản được ban hành kèm theo có thể được bố cục theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
b) Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
c) Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
d) Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù, quy định ngoại lệ.
Như vậy, văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm hai phần như sau:
- Phần văn bản ban hành văn bản kèm theo thể hiện nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thi hành và hiệu lực của văn bản;
- Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, văn bản được ban hành kèm theo có thể được bố cục theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ vào Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật như như sau:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, trừ trường hợp được xác định cụ thể phạm vi áp dụng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
(2) Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Trường hợp có sự thay đổi về địa giới đơn vị hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật được xác định như sau:
- Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với các đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có quyết định khác;
- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới quyết định việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
- Trường hợp một phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa giới của đơn vị hành chính được điều chỉnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- https cbt olympicenglish vn Link tham gia Cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7 năm 2025 đúng không?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 20 5 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 20 5 2025?
- Thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP? Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án PPP không?
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn vệ sinh lao động? Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong an toàn vệ sinh lao động?
- Kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc thay thế lịch chiêm bái xá lợi đức phật Chùa Tam Chúc trước đây đúng không? Các hành vi bị nghiêm cấm?