Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào?

Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016?

Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào?

Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak như sau:

Mùng 9-4-Ất Tỵ (6-5-2025)

Diễu hành xe hoa đến Học viện

- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.

- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh).

Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - số 7 - Trần Văn Giàu - Lê Đình Chi - Lê Chính Đang - Mai Bá Hương - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.

Ngày 13-4-Ất Tỵ (10-5-2025)

Diễu hành xe hoa

- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) đến đường Hoàng Duy Khương và Cao Thắng (nối dài).

- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật Đản Vesak PL. 2569.

Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 - Sư Vạn Hạnh - An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo - Lê Lai - Phạm Hồng Thái - CMT8 (Bồ-tát Thích Quảng Đức) - Lý Thường Kiệt - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Lê Đại Hành - đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự).

o0o

Lịch trình Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức

(1) Địa điểm: Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, Q.10).

(2) Thời gian: Từ mùng 8 đến 15-4-Ất Tỵ (5-5 đến 12-5-2025).

Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào?

Tuyến đường Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038? Thời gian Diễu hành xe hoa Đại lễ Phật Đản Vesak là khi nào? (Hình từ Internet)

Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản Vesak theo Kế hoạch 038?

Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản Vesak như sau:

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngày đản sinh của Đức Phật được Liên Hợp Quốc tổ chức hằng năm là lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật Giáo vì hòa bình nhân loại.

Theo đó, Đại lễ Phật Đản Vesak PL.2569 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức quy mô, trang nghiêm, trọng thể nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thông điệp Hòa Bình của Phật Giáo, góp phần chuyển hóa nhận thức của chúng sanh hướng đến giải thoát khổ đau trong thực tại.

Đại lễ Phật Đản năm nay diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi cùng nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 80 năm ngày Quốc Khánh (02/9/1945 - 02/9/2025); lần thức IV Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững"

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:

(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Đại lễ Phật đản Vesak
Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xá lợi Phật là gì? Xá lợi Phật Thích Ca là gì? Xá lợi là gì? Nguyên nhân hình thành xá lợi Phật? Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào? Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc 2025 tổ chức ở đâu? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
Pháp luật
Vụ xả súng tại lễ Phật Đản ở Huế diễn ra vào thời gian nào? Lễ Phật Đản có phải là lễ lớn không?
Pháp luật
Đại lễ Vesak: Lần‍ đầu‍ tiên‍ ra‍ mắt‍ 87‍ bảo‍ vật‍ quốc‍ gia‍ văn‍ hóa‍ Phật‍ giáo‍? Đại lễ Vesak khai mạc bế mạc khi nào?
Pháp luật
Chính lễ Đại lễ Phật Đản 2025 ngày nào? Lễ Phật đản 2025 là ngày nào âm lịch? Đại lễ Phật đản 2025 tổ chức ở đâu?
Pháp luật
Lịch sử và ý nghĩa của lễ Phật Đản? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Pháp luật
Lộ trình lưu thông Đại lễ Vesak 2025 ngày 3/5 4/5 5/5 6/5 7/5 8/5? Danh sách các tuyến đường lưu thông đến Đại lễ Vesak 2025?
Pháp luật
Lễ tắm Phật là gì? Nguồn gốc Lễ tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản? Nguyên tắc khi tổ chức Đại lễ Phật Đản?
Pháp luật
Văn kiện và biểu ngữ được sử dụng trong Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay? Biện pháp tổ chức Đại lễ Phật đản?
Pháp luật
Hành trình Xá lợi Đức Phật đi qua 04 tỉnh của Việt Nam? Thời gian Xá lợi Đức Phật trở về Ấn Độ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại lễ Phật đản Vesak
26 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào