Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 61/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Bộ Công Thương phân cấp cho Cục Điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau:
a) Hoạt động phát điện nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện gió ngoài khơi, nhà máy điện trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên không phân biệt quy mô công suất và nhà máy có quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phê duyệt: từ 50 MW trở lên đối với nhà máy điện gió gần bờ và trên đất liền, nhà máy điện mặt trời; từ 15 MW trở lên đối với nhà máy điện rác, nhà máy điện sinh khối; từ 05 MW trở lên đối với nguồn điện khác, trừ hoạt động phát điện mặt trời mái nhà;
b) Hoạt động truyền tải điện;
c) Hoạt động phân phối điện có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có quy mô cấp điện áp từ 110 kV trở lên;
d) Hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc có quy mô cấp điện áp từ 22 kV trở lên;
đ) Tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hoạt động thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Phạm vi thị trường bán buôn điện, bán lẻ điện cạnh tranh thuộc địa bàn từ 02 tỉnh trở lên.
2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động phát điện có quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phê duyệt: dưới 50 MW đối với nhà máy điện gió gần bờ và trên đất liền, nhà máy điện mặt trời; dưới 15 MW đối với nhà máy điện rác, nhà máy điện sinh khối; dưới 05 MW đối với loại hình nguồn điện khác; không giới hạn quy mô công suất đối với điện mặt trời mái nhà;
b) Hoạt động phân phối điện có quy mô cấp điện áp dưới 110 kV;
c) Hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện có quy mô cấp điện áp dưới 22 kV.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đã cấp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 61/2025/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau:
(1) Hoạt động phát điện có quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phê duyệt: dưới 50 MW đối với nhà máy điện gió gần bờ và trên đất liền, nhà máy điện mặt trời; dưới 15 MW đối với nhà máy điện rác, nhà máy điện sinh khối; dưới 05 MW đối với loại hình nguồn điện khác; không giới hạn quy mô công suất đối với điện mặt trời mái nhà;
(2) Hoạt động phân phối điện có quy mô cấp điện áp dưới 110 kV;
(3) Hoạt động bán buôn điện, bán lẻ điện có quy mô cấp điện áp dưới 22 kV.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đã cấp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp nào? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc cấp giấy phép hoạt động điện lực ra sao?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 61/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
2. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
3. Kiểm tra việc duy trì điều kiện hoạt động điện lực được cấp giấy phép.
4. Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực và các tổ chức tham gia hoạt động điện lực về việc tuân thủ các quy định về việc cấp mới, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc duy trì điều kiện hoạt động điện lực đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định này.
6. Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương của năm trước theo Mẫu 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
(1) Tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
(2) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
(3) Kiểm tra việc duy trì điều kiện hoạt động điện lực được cấp giấy phép.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc duy trì điều kiện hoạt động điện lực đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định này.
(5) Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp giấy phép hoạt động điện lực tại địa phương của năm trước theo Mẫu 07 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2025/NĐ-CP
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Điện lực 2024 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện bao gồm:
(1) Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
(2) Trộm cắp điện.
(3) Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
(4) Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
(5) Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
(6) Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
(7) Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
(8) Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả diều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
(9) Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Điện lực 2024
(10) Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(11) Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
(12) Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy báo tử là gì? Hướng dẫn ghi giấy báo tử tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh? Tải về Mẫu giấy báo tử tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh?
- Mẫu đơn xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở? Tải về? Hồ sơ xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cần chuẩn bị là gì?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thành lập trên cơ sở nào? Để tham gia lực lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Mẫu Viết đoạn văn 200 chữ về lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5?
- 03 Đoạn văn kể về chuyến đi thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh? Chức năng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?