Ủy ban nhân dân xã sau sắp xếp đi vào hoạt động từ ngày nào? Có phải tổ chức đối thoại với người dân để trao đổi về tình hình hoạt động không?
Ủy ban nhân dân xã sau sắp xếp đi vào hoạt động từ ngày nào?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã là chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã.
Đồng thời theo khoản 7 Điều 10 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
...
7. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15 tháng 9 năm 2025.
Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.
Theo đó, chậm nhất là ngày 15 tháng 8 năm 2025 chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã hay Ủy ban nhân dân xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động.
Ủy ban nhân dân xã sau sắp xếp đi vào hoạt động từ ngày nào? Có phải tổ chức đối thoại với người dân để trao đổi về tình hình hoạt động không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân xã có phải tổ chức đối thoại với người dân để trao đổi về tình hình hoạt động không?
Theo Điều 24 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về đối thoại giữa chính quyền địa phương cấp xã với Nhân dân như sau:
- Hằng năm, chính quyền địa phương cấp xã có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghị đối thoại với Nhân dân thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc thông qua mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật để trao đổi về tình hình hoạt động của chính quyền địa phương và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Trường hợp tổ chức hình thức trực tiếp nếu quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị đối thoại quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cùng đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì hội nghị đối thoại; mời đại diện cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham gia hội nghị đối thoại và phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, nội dung và cách thức tham dự hội nghị đối thoại với Nhân dân chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức hội nghị.
- Nội dung kết quả hội nghị đối thoại với Nhân dân phải được Ủy ban nhân dân thông báo đến Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở của chính quyền địa phương cấp xã và gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức hội nghị.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hằng năm, chính quyền địa phương cấp xã trong đó có Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghị đối thoại với Nhân dân để trao đổi về tình hình hoạt động của chính quyền địa phương và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thông qua các hình thức gồm:
- Hình thức trực tiếp;
- Hình thức trực tuyến;
- Thông qua mạng xã hội hoạt động hợp pháp.
Trường hợp tổ chức hình thức trực tiếp nếu quy mô đơn vị hành chính cấp xã quá lớn, có thể tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo từng cụm thôn, tổ dân phố.
Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp?
Theo Điều 5 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, quy định về định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp như sau:
(i) Dựa vào nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đáp ứng các định hướng sau đây:
- Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp: Diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên; Quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng.
- Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc xã miền núi, vùng cao và hải đảo: Quy mô dân số đạt từ 200% trở lên; Diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng.
- Phường hình thành sau sắp xếp: Diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên; đối với phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên; phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên; các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên;
- Xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo: Khi sắp xếp phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(ii) Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại mục (i).
(iii) Trường hợp đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định tại mục (i) và không thuộc trường hợp quy định tại mục (ii) thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(iv) Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn bảo đảm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước theo tỷ lệ là giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội bao gồm những thành phần nào? Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể ra sao?