Văn bản là căn cứ để rà soát là gì? Xác định văn bản là căn cứ để rà soát như thế nào theo quy định pháp luật?
Văn bản là căn cứ để rà soát là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định văn bản là căn cứ để rà soát là văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến văn bản được rà soát, bao gồm:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
(2) Văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành để: Bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp chịu sự tác động của việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hoặc trường hợp không còn đối tượng áp dụng, công bố văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản hết hiệu lực quy định tại Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
(3) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có thời điểm có hiệu lực sau thời điểm ban hành văn bản được rà soát.
Văn bản là căn cứ để rà soát là gì? (Hình từ internet)
Xác định văn bản là căn cứ để rà soát như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định về việc xác định văn bản là căn cứ để rà soát như sau:
(1) Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát.
(2) Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản được sử dụng làm căn cứ ban hành một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát.
(3) Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản được dẫn chiếu trong nội dung của một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát.
(4) Văn bản có quy định liên quan đến một hoặc nhiều văn bản ban hành trước đó là căn cứ để rà soát.
Nguyên tắc và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ra sao?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định về Nguyên tắc rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật hiện nay như sau:
(1) Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; kết quả rà soát văn bản phải được kịp thời nghiên cứu, xử lý.
(2) Hoạt động hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực.
(3) Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 35 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
(1) Đối với trách nhiệm của các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ:
- Các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ quy định khoản 2 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 mà điều chỉnh những nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của tổ chức mình;
- Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức được giao làm đầu mối công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản tại Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
(2) Đối với trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của các đơn vị, cá nhân tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước sẽ do các cơ quan này quy định.
(3) Đối với trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân tại Ủy ban nhân dân:
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp có nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của cơ quan mình.
Bên cạnh đó, các cơ quan khác không phải cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã chủ trì soạn thảo văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình.
(4) Trường hợp có sự chuyển giao chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được chuyển giao.
Trường hợp giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính thì Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính trước đó ban hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng hợp làm thêm giờ quý, năm gửi Ban Giám đốc? Cần có sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm giờ đúng không?
- Gợi ý quà tặng mẹ ý nghĩa nhân dịp Ngày của Mẹ? Top những lời chúc hay và ý nghĩa nhân Ngày của mẹ?
- Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao?
- Những văn bản nào không được đăng tải trên công báo điện tử? Thời hạn đăng tải văn bản trên công báo điện tử là bao lâu?
- Quy định mới về kinh phí đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nội dung thế nào?