Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi nào? Cơ quan ban hành bị sáp nhập, hợp nhất thì văn bản có hết hiệu lực không?
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi nào? Cơ quan ban hành bị sáp nhập, hợp nhất thì văn bản có hết hiệu lực không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
1. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;
b) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó;
c) Bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.
2. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do có văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản đó tiếp tục có hiệu lực trong trường hợp không trái với văn bản quy phạm pháp luật thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp được công bố hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần. Văn bản công bố phải được đăng tải trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Theo đó, hiện nay theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 thì văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
(1) Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;
(2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó;
(3) Bị bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó hoặc bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Tuy nhiên, căn cứ theo các trường hợp trên thì có thể hiểu hiện nay pháp luật không có quy định về việc nếu cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật bị sáp nhập, hợp nhất làm văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
Do đó, nếu trường hợp cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật bị sáp nhập, hợp nhất mà không thuộc các trường hợp tại mục (1), (2), (3) thì văn bản đó vẫn có thể tiếp tục sử dụng và được áp dụng bình thường theo quy định.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực khi nào? Cơ quan ban hành bị sáp nhập, hợp nhất thì văn bản có hết hiệu lực không? (Hình từ Internet)
Một văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
6. Việc áp dụng pháp luật khác với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này do Quốc hội quy định.
Theo đó, một văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Ngoài ra, việc áp dụng pháp luật khác với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 do Quốc hội quy định.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay được pháp luật quy định, cụ thể dưới đây:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất? Tải mẫu đơn xin học hè mầm non năm 2025 mới nhất ở đâu?
- Chi tiết phân biệt giữa Đại học quốc gia, Đại học vùng và Trường Đại học thông thường như thế nào?
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố năm nào? Xem ở đâu? Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không?
- Mây ngũ sắc là gì? Mây ngũ sắc xuất hiện tại nơi chiêm bái xá lợi Đức Phật? Lộ trình và các hành vi bị nghiêm cấm khi chiêm bái?
- Mẫu giấy ủy quyền cho người thân mới nhất năm 2025? Chủ đầu tư dự án BĐS có được ủy quyền cho người thân ký HĐ mua bán nhà?