Văn kiện và biểu ngữ được sử dụng trong Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay? Biện pháp tổ chức Đại lễ Phật đản?
Văn kiện và biểu ngữ được sử dụng trong Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay?
Căn cứ vào Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 Tải về quy định về văn kiện và biểu ngữ được sử dụng trong Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm 2025:
Trong Đại lễ Phật đản, các văn kiện và biểu ngữ được sử dụng thống nhất như sau:
A. Văn kiện:
1. Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
2. Thông điệp Phật đản PL. 2569 - DL.2025 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
3. Diễn văn Đại Lễ Phật đản PL. 2569 - DL.2025 của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
4. Bài giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương về ý nghĩa Phật đản hoặc chủ đề của Đại lễ Phật đản: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”.
B. Các biểu ngữ:
1. Biểu ngữ chính:
Kính mừng Đại Lễ Phật đản Vesak PL. 2569-DL. 2025
2. Khẩu hiệu:
- Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
- Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật.
3. Banner: Nội dung Đạo Phật đồng hành cùng dân tộc và ca ngợi quê hương đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Văn kiện và biểu ngữ được sử dụng trong Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay? Biện pháp tổ chức Đại lễ Phật đản? (Hình từ Internet)
Biện pháp tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm nay?
Căn cứ vào Thông bạch 41/TB-HĐTS năm 2025 về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 Tải về quy định về biện pháp tổ chức Đại lễ Phật đản tại Việt Nam năm 2025 như sau:
- Trên cơ sở kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 đã được lập, Quý Ban đăng ký việc tổ chức Đại Lễ Phật đản với UBND cấp tỉnh.
- Để đáp ứng yêu cầu biểu ngữ, cờ, đèn, bong bóng treo trong ngày Đại lễ Phật đản, Quý Ban chủ động in ấn biểu ngữ, pano, áp phích chào mừng Đại lễ Phật đản phân phối cho các Lễ đài, Tự viện tại địa phương.
- Nếu có chương trình diễu hành xe hoa, Quý Ban đăng ký lộ trình với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ.
- Liên hệ với các cơ quan thông tấn, truyền thông để đăng ký tổ chức truyền thanh, truyền hình chương trình Đại lễ Phật đản tại địa phương.
- Các Ban Trị sự có nhu cầu tổ chức truyền hình trực tiếp Đại lễ Phật đản trên Truyền hình An Viên BChannel (BTV9), Phật sự Online và các nền tảng số của Giáo hội... đề nghị liên hệ với Văn phòng Trung ương Giáo hội (VP1, VP2).
6. Nếu địa phương nào có khó khăn trong việc tổ chức Đại lễ Phật đản, Quý Ban cần báo cáo kịp thời về 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội để được hỗ trợ.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Như vậy, các hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm khi nào? Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an theo quy định?
- Ngày của mẹ: Những món quà tặng mẹ nào dưới 100k cho học sinh ý nghĩa độc đáo? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền gì?