Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tham mưu giúp Giám đốc những việc gì?
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 56/QĐ-BHXH năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Văn phòng) là đơn vị chuyên môn giúp việc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; công tác đối ngoại, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định; tham gia ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân cấp; thực hiện các công việc hành chính, giúp việc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; công tác văn thư và bảo đảm các điều kiện về thông tin, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Văn phòng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ internet)
Văn phòng Bảo hiểm xã hội tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam những việc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 56/QĐ-BHXH năm 2025 có quy định về nhiệm vụ của Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham mưu giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những việc sau:
(1) Xây dựng, triển khai, theo dõi, tổng hợp việc tổ chức thực hiện quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp công tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, tổ chức theo chỉ đạo của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(2) Ban hành các quy chế: Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; nội quy, quy chế làm việc, quy chế văn hóa công sở của cơ quan; Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước; Quy chế công tác văn thư; Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính; Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quy chế hoạt động đối ngoại của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các quy chế khác được giao theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng để tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện của các đơn vị.
(3) Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, kế hoạch hợp tác quốc tế và các chương trình công tác đối ngoại, kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(4) Tham gia xây dựng các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức thực hiện các hiệp định song phương, đa phương về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; Tham gia đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân cấp; đề xuất ký kết các điều ước Quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.
(5) Xây dựng các chương trình, kế hoạch liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; công bố công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; dịch vụ công trực tuyến và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Tiếp nhận, phân loại, xử lý, chuyển các đơn vị liên quan giải quyết các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.
(6) Theo dõi, chỉ đạo công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(7) Xây dựng, triển khai, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(8) Xây dựng chương trình, kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Tài chính về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hằng năm.
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 56/QĐ-BHXH năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay như sau:
(1) Văn phòng được tổ chức thành 07 Tổ, bao gồm:
- Tổ Tổng hợp
- Tổ Hợp tác quốc tế
- Tổ Kiểm soát thủ tục hành chính
- Tổ Văn thư
- Tổ Tài vụ
- Tổ Công nghệ thông tin
- Tổ Quản trị
(2) Ngoài ra, Biên chế của Văn phòng sẽ do Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
- Mẫu biên bản họp khởi công công trình xây dựng mới nhất? Điều kiện khởi công xây dựng công trình?
- Đào Pi là gì? Các cách tăng nhanh tốc độ Đào Pi là gì? Dùng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hội đồng ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập gồm những ai? Có mấy phương thức tuyển sinh vào lớp 10 theo quy định?
- Đường thẳng là gì? Tính chất của đường thẳng là gì? Yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 2 về đường thẳng ở mức độ nào?