Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5? Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về những vấn đề gì?
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5?
Những bức tranh đề tài hòa bình sắc màu và ý nghĩa, không chỉ là món quà tinh thần dành tặng cho những người thân yêu mà còn là lời nhắn nhủ về sự hòa hợp, ấm áp và tình yêu thương. Dưới đây là một số mẫu vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5:
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5 - Mẫu số 1
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5 - Mẫu số 2
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5 - Mẫu số 3
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5 - Mẫu số 4
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5 - Mẫu số 5
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5? Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về những vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Gợi ý những ý tưởng vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5? Phát triển giáo dục phải gắn với điều gì?
Dưới đây là một số ý tưởng vẽ tranh hòa bình đơn giản dành cho học sinh lớp 5. Gợi ý những ý tưởng vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5:
+ Hành tinh rực rỡ: Miêu tả Trái Đất tươi đẹp, sống động. Trẻ thơ đủ sắc tộc nắm tay nhau, đại diện cho tương lai, ôm trọn hành tinh. Bức tranh thể hiện sự đa dạng, gắn kết và khát khao về một thế giới hòa bình. + Chim bồ câu hy vọng: Vẽ chim trắng, biểu tượng hòa bình, tung cánh trên nền trời. Trọng tâm là trẻ em rạng rỡ, tay trong tay, bên cạnh biểu tượng hòa bình: bồ câu trắng, cầu vồng rực rỡ, cây xanh tươi tốt. Bức tranh là lời khẳng định về tương lai tốt đẹp, chiến tranh không còn nữa. + Tuổi trẻ chung tay: Tác phẩm nhấn mạnh sự đóng góp của thế hệ trẻ. Các em cùng nhau vun trồng, xây dựng, vui chơi, lao động. + Cầu vồng kết nối: Cảnh cầu vồng nhiều màu bắc ngang sông, nối liền hai bờ. Trẻ em vui đùa trên cầu, tiếng cười rộn rã. Bức tranh tượng trưng cho sự kết nối, xóa bỏ ranh giới, niềm tin vào tương lai hòa bình và hạnh phúc. |
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục 2019 quy định về phát triển giáo dục như sau:
Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Theo đó, đói với việc phát triển giáo dục phải gắn với những nội dung như sau:
+ Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh;
+ Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền;
+ Mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả;
+ Kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, đối với việc giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện cho người học về những nội dung sau:
+ Phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;
+ Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân;
+ Chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top 03 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường hay nhất?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VPBank? Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng có phải đóng thuế TNCN không?
- Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD?
- Những ai thăm gặp người cai nghiện ma túy năm 2025? Đối tượng được thăm gặp người cai nghiện ma túy là ai?
- Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?