Việc đề xuất sửa đổi bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung gì?
- Việc đề xuất sửa đổi bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung gì?
- Nội dung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm những vấn đề nào?
- Cơ quan nào chủ trì rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
Việc đề xuất sửa đổi bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh:
Theo đó, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những nội dung sau đây:
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
- Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư;
- Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
- Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;
- Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.
Lưu ý: căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế về đầu tư, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
Việc đề xuất sửa đổi bổ sung ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nội dung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm những vấn đề nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Theo đó, nội dung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm những vấn đề sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;
- Đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Đánh giá thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
Lưu ý:
Hằng năm và theo yêu cầu quản lý của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
Bộ, cơ quan ngang bộ gửi đề xuất theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 31/2021/NĐ-CP cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan nào chủ trì rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về rà soát, tập hợp và công bố điều kiện đầu tư kinh doanh:
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trong đó, điều kiện đầu tư kinh doanh được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm những nội dung sau đây:
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư;
- Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề quy định tại điểm a khoản này;
- Điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.






.png)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu từ 1/7/2025 với đối tượng nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu đúng không?
- Nội dung tuyên truyền Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước nhằm khẳng định điều gì theo Hướng dẫn 01?
- Tuyến đường bị chặn ngày 22 4? Tuyến cấm đường Hợp luyện diễu binh 22 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN dành cho nhân viên văn phòng hiện nay? Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN ở đâu?
- Lịch nghỉ 30 4 1 5 năm 2025 học sinh, sinh viên? 30/4 1/5 2025 học sinh, sinh viên nghỉ mấy ngày?