Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào?
Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ để tiến hành kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra
a) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các Điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.
3. Hình thức kiểm tra: thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
...
Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên các căn cứ sau đây:
(1) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
(2) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.
Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất gồm những gì?
Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được quy định tại Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
...
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
c) Trường hợp lấy mẫu: Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường thì lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định để phân tích chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.
5. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Như vậy, theo quy định, nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất gồm:
(1) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
(2) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
(3) Trường hợp lấy mẫu: Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường thì lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
Lưu ý: Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định để phân tích chất lượng sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.
Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được thực hiện thông qua hình thức nào?
Hình thức kiểm tra chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra
a) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các Điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.
3. Hình thức kiểm tra: thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
...
Như vậy, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư có quyền và trách nhiệm gì theo Nghị định 182? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- Biển báo cấm đậu xe là gì? Xe ô tô đậu xe tại nơi có biển báo cấm đậu xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Bổ sung 1 chứng chỉ ngoại ngữ xét miễn thi tiếng anh tốt nghiệp THPT? Trừ bao nhiêu điểm đối với thí sinh bị cảnh cáo?
- Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông hiện nay?
- Quyết định 821/QĐ-BNNMT 2025 TTHC lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước BNNMT?