Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì?
- Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì?
- Khi xong việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm gì?
- Chính quyền địa phương ở nông thôn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì được tổ chức thế nào?
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính sáp nhập điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Theo đó, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo như sau:
+ Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
+ Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
+ Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cần phải đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)
Khi xong việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về Trình tự, thủ tục nhập đơn vị hành chính theo điều chỉnh địa giới như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
a) Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
b) Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
...
Theo đó, Khi xong việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập cấp xã theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo điều chỉnh địa giới hành chính.
Chính quyền địa phương ở nông thôn sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì được tổ chức thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
4. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo đó, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính theo điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thì chính quyền địa phương ở nông thôn được tổ chức theo 3 cấp bao gồm: chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Stt, cap về diễu binh diễu hành ngày 30 4 hay ý nghĩa nhất? Thời gian, địa điểm diễu binh ngày 30 4 tại TPHCM?
- Cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng thì dùng mẫu đơn nào theo Nghị định 175?
- Không gian điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều tập trung ở những khu vực nào theo Thông tư 03?
- Vị trí màn hình LED xem diễu binh 30 4 tại TP HCM? Diễu binh ngày lễ 30 4 2025 tại TPHCM bắt đầu lúc mấy giờ?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 21 4 2025?