Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định như thế nào?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý như sau:
Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp có chức năng nghiên cứu chiến lược, chính sách về xây dựng, thi hành pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ; là đầu mối thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (sau đây gọi là Viện) chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Viện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Viện có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Theo đó, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp đúng không? Tên giao dịch tiếng anh của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2025 thì Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Chiến lược phát triển ngành Tư pháp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, dự thảo văn bản về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp và các văn bản khác có liên quan thuộc chức năng của Viện để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai thực hiện;
Tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan; cung cấp các ý kiến khoa học đối với các vấn đề lớn, quan trọng trong các lĩnh vực chuyên ngành của Bộ.
- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm trong nước và quốc tế; đề xuất và làm đầu mối theo dõi việc tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng về tư pháp, pháp luật trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; đề xuất định hướng lớn trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý của Viện theo quy định pháp luật.
- Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ:
+ Xây dựng, trình Bộ trưởng định hướng nghiên cứu khoa học 05 năm, kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm của Bộ;
+ Tổ chức quản lý các nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
+ Đề xuất với Bộ trưởng về định hướng khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Bộ; thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
+ Xây dựng kế hoạch, lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước; thẩm định nội dung, kinh phí các nhiệm vụ khoa học.
- Về công tác thông tin khoa học pháp lý và thư viện của Bộ:
+ Biên soạn, phát hành Đặc san thông tin khoa học pháp lý và các ấn phẩm khác trên cơ sở kết quả nghiên cứu và kết quả hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+ Xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác thư viện của Bộ phục vụ cho hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp;
+ Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu tài liệu, tư liệu khoa học pháp lý phục vụ cho hoạt động nghiên cứu; cập nhật thông tin về lịch sử phát triển của Bộ, ngành Tư pháp.
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng khoa học Bộ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê; truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế; tổng hợp, hành chính; tài chính, kế toán; tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2025 thì trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định như sau:
- Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Viện với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định có liên quan.
- Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2025, nếu có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Viện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết.
Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Viện với các đơn vị có liên quan thì Viện trưởng có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục bến cảng dầu khí ngoài khơi thuộc các cảng biển Việt Nam? Bến cảng dầu khí ngoài khơi được đặt tên theo nguyên tắc nào?
- Chi tiết Khối Quân đội Trung Quốc diễu binh diễu hành Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- Dạy thêm ở trường chỉ được tổ chức khi được cha mẹ học sinh đồng ý đúng không? Dạy thêm ở trường tối đa không quá bao nhiêu học sinh?
- Tháng 4 âm lịch có bao nhiêu ngày 2025? Tháng 4 âm lịch 2025 là tháng mấy dương lịch? Lịch tháng 4 âm lịch 2025?
- 08 nguyên tắc làm việc của Bộ Tài chính được quy định ra sao? Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý văn bản hồ sơ ra sao?