Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài hay nhất?
Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài hay nhất?
Tham khảo mẫu viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài hay nhất dưới đây:
Mẫu 1: Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài Nhà văn J.K Rowling là tác giả người Anh nổi tiếng toàn cầu với truyện Harry Potter. Harry Potter kể về cậu bé phù thủy Harry Potter và hành trình chiến đấu chống lại chúa tể hắc ám Voldemort. Truyện không chỉ hấp dẫn bởi phép thuật mà còn bởi tình bạn, lòng dũng cảm của các nhân vật. Mẫu 2: Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn nổi tiếng O. Henry. Tác phẩm kể về tình bạn giữa ba nhân vật là Sue, Johnsy và ông họa sĩ già Behrman. Câu chuyện kể về Johnsy mắc bệnh viêm phổi, cô nghĩ rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống ngoài cửa sổ, thì mình cũng sẽ lìa đời. Để giúp Johnsy giữ hy vọng sống, ông Behrman âm thầm vẽ một chiếc lá cuối cùng lên tường giữa đêm mưa lạnh. Mẫu 3: Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài Cô bé bán diêm là một tác phẩm của nhà văn Hans Christian Andersen. Truyện kể về một cô bé nghèo mồ côi cha, sống với bà nhưng bà cũng đã mất. Trong đêm giao thừa, cô bé đi bán diêm giữa trời tuyết lạnh mà không bán được que nào. Cô phải đốt từng que diêm để sưởi ấm, và trong ánh lửa mong manh ấy, cô nhìn thấy những ảo ảnh tuyệt đẹp: bếp lửa, bàn tiệc, cây thông Noel và cuối cùng là hình ảnh bà nội. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Viết 3-5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện trong đó có 1, 2 tên riêng nước ngoài hay nhất? (hình từ internet)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện là yêu cầu khi học môn Tiếng Việt lớp mấy?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
2.1. Yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học
a) Năng lực ngôn ngữ
Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.
Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu. Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản. Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.
Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản.
Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.
Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.
...
Như vậy, Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện là yêu cầu khi học môn Tiếng Việt lớp 4 và lớp 5.
Phát triển giáo dục phải gắn với điều gì theo Luật Giáo dục?
Theo Điều 4 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Phát triển giáo dục
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
2. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
3. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Như vậy, phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vé số 10000 đồng bị cháy mất một gốc nhưng còn nguyên dãy số thì có lãnh thưởng được hay không?
- Ngày Quốc tế Gia đình năm 2025 rơi vào thứ mấy? Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Gia đình? Ngày Quốc tế Gia đình có phải ngày lễ lớn trong năm?
- Kỹ thuật y có hạng 1 hay không? Có mấy hạng chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hiện nay? Mã số từng hạng là gì?
- Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản được thực hiện ra sao?
- Viết bài văn kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 7 5 1954 ngắn gọn? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?