Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức ra sao?
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì theo Quyết định 675?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 675/QĐ-BTP năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật; soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Theo đó, Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng sau đây:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật;
- Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 675/QĐ-BTP năm 2025 quy định Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ để trình ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý của Vụ theo quy định pháp luật.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề xuất chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, định hướng, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ hoặc theo phân công của Lãnh đạo Bộ; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và của Bộ.
- Theo dõi việc thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ; nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và của Bộ.
- Về quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng lập đề nghị của Chính phủ về định hướng lập pháp theo nhiệm kỳ Quốc hội, chương trình lập pháp hàng năm của Chính phủ và tổ chức triển khai, theo dõi, báo cáo việc thực hiện;
+ Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo về tiến độ soạn thảo văn bản quy định chi tiết;
+ Tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
+ Tham gia thẩm định, cho ý kiến đối với thủ tục hành chính trong đề xuất chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật:
+ Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Lãnh đạo Bộ;
+ Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
+ Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản, đề án về phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, xây dựng pháp luật; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp.
- Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển bền vững của Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật và của Bộ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, báo cáo, thống kê; truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế; tổng hợp, hành chính; tài chính, kế toán;
Tổ chức cán bộ, thi đua - khen thưởng; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các nhiệm vụ khác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 675/QĐ-BTP năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
(1) Lãnh đạo Vụ:
- Vụ trưởng;
- Các Phó Vụ trưởng, số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
(2) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Quản lý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Phòng Nghiệp vụ soạn thảo;
- Phòng Đánh giá tác động thủ tục hành chính và Tổng hợp.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công điện 55: Tăng cường xử lý sản xuất buôn bán thuốc chữa bệnh giả sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả ra sao?
- Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 bắn pháo hoa mấy giờ, ở đâu?
- Hải Phòng diễu binh hay diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng? Ngày 11 5 diễu hành hay diễu binh Hải Phòng?
- Văn bản là căn cứ để rà soát là gì? Xác định văn bản là căn cứ để rà soát như thế nào theo quy định pháp luật?
- 3 cách lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là gì? Thời gian lấy ý kiến sửa Hiến pháp khi nào theo Kế hoạch 05?