Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế được quy định như thế nào?
Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 664/QĐ-BTP năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Hợp tác quốc tế như sau:
Vị trí và chức năng
Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ theo quy định pháp luật và của Bộ; thực hiện công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ.
Theo đó, Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng sau đây:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp;
- Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của Bộ theo quy định pháp luật và của Bộ; thực hiện công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ.
Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 664/QĐ-BTP năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
- Vụ trưởng;
- Các Phó Vụ trưởng. Số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Quản lý hợp tác và tổng hợp;
- Phòng Hợp tác châu Âu, châu Mỹ và nhân quyền;
- Phòng Hợp tác châu Á, châu Phi, châu Đại dương và Liên hợp quốc.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế như sau:
(1) Lãnh đạo Vụ:
- Vụ trưởng;
- Các Phó Vụ trưởng. Số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
(2) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Quản lý hợp tác và tổng hợp;
- Phòng Hợp tác châu Âu, châu Mỹ và nhân quyền;
- Phòng Hợp tác châu Á, châu Phi, châu Đại dương và Liên hợp quốc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế về thực hiện đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ Tư pháp là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 664/QĐ-BTP năm 2025 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế về thực hiện đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về thực hiện đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ:
a) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền của Công ước;
b) Thực hiện vai trò đầu mối về đối ngoại của Bộ Tư pháp liên quan đến các điều ước quốc tế về quyền con người phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Bộ, bao gồm Công ước về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD); Công ước về Quyền trẻ em (CRC); Công ước về Quyền của người khuyết tật (CRPD); Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT); cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền của Liên hợp quốc (UPR);
c) Thực hiện vai trò đầu mối của Bộ Tư pháp trong Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ, tham gia đối thoại nhân quyền với nước ngoài và tổ chức quốc tế, trả lời kháng thư.
8. Về thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp:
a) Đề xuất xây dựng chiến lược, kế hoạch ký kết, gia nhập và thực hiện thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp;
b) Theo dõi, đôn đốc, rà soát, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện các thỏa thuận quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ để báo cáo Bộ trưởng và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
...
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế về thực hiện đầu mối công tác đối ngoại về nhân quyền của Bộ Tư pháp như sau:
- Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban nhân quyền của Công ước;
- Thực hiện vai trò đầu mối về đối ngoại của Bộ Tư pháp liên quan đến các điều ước quốc tế về quyền con người phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Bộ, bao gồm:
+ Công ước về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR);
+ Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW);
+ Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD); Công ước về Quyền trẻ em (CRC);
+ Công ước về Quyền của người khuyết tật (CRPD);
+ Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT);
+ Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền của Liên hợp quốc (UPR);
- Thực hiện vai trò đầu mối của Bộ Tư pháp trong Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ, tham gia đối thoại nhân quyền với nước ngoài và tổ chức quốc tế, trả lời kháng thư.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thi hành văn bản quy phạm pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật có thể dịch ra tiếng nước ngoài không?
- Tổ chức kiểm định là ai? Tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị dụng cụ điện có trách nhiệm như thế nào?
- Nhận định lâm sàng là gì? Điều dưỡng trong bệnh viện thực hiện nhận định lâm sàng khi tiếp nhận người bệnh thế nào?
- Lễ Phật Đản tụng kinh gì? Tụng kinh gì lễ Phật đản? Đọc kinh ngày lễ Phật đản chi tiết như thế nào?
- Mẫu viết văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 ngắn gọn? Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?