Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Nhiệm vụ của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài về xúc tiến thương mại - đầu tư và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế là gì? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài như sau:

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 06 phòng, bao gồm:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Châu Âu;
c) Phòng Châu Mỹ;
d) Phòng Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương;
đ) Phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác khu vực;
e) Phòng Tây Á, Châu Phi.
Lãnh đạo phòng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng theo quy định.

Theo đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức 06 phòng, bao gồm:

- Phòng Tổng hợp;

- Phòng Châu Âu;

- Phòng Châu Mỹ;

- Phòng Đông Bắc Á và Nam Thái Bình Dương;

- Phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác khu vực;

- Phòng Tây Á, Châu Phi.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài về xúc tiến thương mại - đầu tư và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế là gì?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Phát triển thị trường nước ngoài về công tác xúc tiến thương mại - đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế như sau:

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài xây dựng định hướng cho công tác xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế, thương mại, hiệp định thương mại, phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với các thị trường nước ngoài;

- Đưa ra khuyến cáo, định hướng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các địa phương, nhằm tận dụng hiệu quả các khung khổ hợp tác, các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để củng cố, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

- Nghiên cứu, phân tích nhu cầu, xu hướng, thị hiếu, tình hình cạnh tranh, tại thị trường nước ngoài để cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển lợi thế cạnh tranh và cải thiện vị thế trên thị trường nước ngoài, thiết lập hệ thống phân phối, cải thiện khả năng thâm nhập thị trường và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu.

- Tổ chức cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược tiếp cận thị trường, công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trường nước ngoài

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu môi trường, cơ hội và quy định pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tại Việt Nam;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, tiếp cận thị trường, kết nối giao thương và kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện các hoạt động kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tại các thị trường thuộc khu vực phụ trách.

- Chủ trì, phối hợp kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế; thâm nhập và mở rộng sản xuất kinh doanh trên thị trường nước ngoài.

Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 519/QĐ-BCT năm 2025 quy định vị trí và chức năng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài như sau:

Vị trí và chức năng
Vụ Phát triển thị trường nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về chính sách phát triển quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, khu vực, tiểu vùng, các tổ chức kinh tế, thương mại, công nghiệp, năng lượng và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật; là đơn vị đầu mối chung của Bộ Công Thương về hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng.

Theo đó, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng sau:

+ Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về chính sách phát triển quan hệ hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, khu vực, tiểu vùng, các tổ chức kinh tế, thương mại, công nghiệp, năng lượng và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật;

+ Là đơn vị đầu mối chung của Bộ Công Thương về hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng.

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vụ Phát triển thị trường nước ngoài được tổ chức theo mấy phòng? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài có chức năng gì?
Pháp luật
Vụ Phát triển thị trường nước ngoài trực thuộc cơ quan nào? Vụ Phát triển thị trường nước ngoài hoạt động theo chế độ gì?
Pháp luật
Quy định mới về 22 đơn vị thuộc Bộ Công thương? Cụ thể các đơn vị thuộc Bộ Công thương theo Nghị định 40?
Pháp luật
Bộ Công thương là cơ quan gì? 05 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về an toàn kỹ thuật công nghiệp có nội dung thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương: 7 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương về thương mại điện tử và kinh tế số sau sáp nhập Bộ?
Pháp luật
Nghị định 40: Bộ Công thương quản lý về công nghiệp và thương mại gồm lĩnh vực nào? Tạp chí công thương là đơn vị gì thuộc Bộ Công thương?
Pháp luật
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do ai thành lập? Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định?
Pháp luật
Viên chức Bộ Công thương có được thắp nhang tại nơi làm việc không? Khi sử dụng mạng xã hội thì viên chức không được thực hiện hoạt động nào?
Pháp luật
Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công Thương
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
28 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào