Xá lợi Phật được rước về Việt Nam là phần nào trên cơ thể Phật? Chùa Thanh Tâm TP HCM nằm ở địa chỉ nào?
Xá lợi Phật được rước về Việt Nam là phần nào trên cơ thể Phật?
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông tin về xá-lợi Nagarjunakonda (còn gọi là xá-lợi Sanarth) được cung thỉnh về Việt Nam nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, từ tổng hợp của sư Định Phúc - Tiến sĩ Phật học:
Xá-lợi xương được tìm thấy tại Nagarjunakonda, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, và hiện đang được tôn trí tại chùa Mulagandha Kuti Vihara ở Sarnath, được xác nhận là xá-lợi thật của Đức Phật.
Vào năm 1929, nhà khảo cổ A.H. Longhurst đã khai quật được một số xá-lợi xương tại một tháp Phật giáo ở Nagarjunakonda. Những xá-lợi này được bảo quản trong một ống vàng, bên trong chứa ngọc trai, hoa vàng và các viên đá quý, tất cả được đặt trong một hộp bạc. Một bia ký tại địa điểm này ghi rằng đây là “tháp lớn của Đấng Giác Ngộ”, cho thấy xá-lợi này được cho là của Đức Phật.
*Nội dung "Xá lợi Phật được rước về Việt Nam là phần nào trên cơ thể Phật" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Xá lợi Phật được rước về Việt Nam là phần nào trên cơ thể Phật? Chùa Thanh Tâm TP HCM nằm ở địa chỉ nào? (Hình từ Internet)
Chùa Thanh Tâm TP HCM nằm ở địa chỉ nào? Trách nhiệm của người tham gia lễ chiêm bái Xá lợi Phật?
Chùa Thanh Tâm, hay còn được biết đến với tên gọi Chùa Phật Cô Đơn hoặc Bát Bửu Phật Đài, tọa lạc tại số 22 Mai Bá Hương, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía Tây Nam.
Chùa Thanh Tâm mở cửa đón phật tử hàng ngày với các khung giờ sau đây: 08h00 - 10h30, 13h30 - 16h00 và 18h00 - 20h00.
Lưu ý khi gửi xe:
Ban tổ chức bố trí 3 bãi đậu xe dành cho khách đến chiêm bái xá lợi Đức Phật. Bãi đậu xe số 1 dành cho tất cả phương tiện ô tô từ 4 chỗ đến 45 chỗ (các xe trên 16 chỗ phải vào bãi này). Bãi xe đậu số 2 dành cho xe máy và ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ. Bãi đậu xe số 3 dành cho xe máy và ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ (từ 29 chỗ trở lên không được vào). Từ bãi xe, ban tổ chức bố trí xe trung chuyển đưa khách đến các điểm để vào nhà chờ chiêm bái xá lợi Phật và ngược lại. Từ ngày 6 đến 8-5, các xe không có phù hiệu, không lưu thông vào đường Lê Đình Chi. Tùy tình hình thực tế, ban tổ chức sẽ điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo việc di chuyển thuận tiện nhất. Các xe đại biểu dự Vesak 2025 phải gắn phù hiệu nhận diện của ban tổ chức trên kính xe. Xe di chuyển theo lộ trình vào đường Lê Đình Chi, rẽ vào đường Lê Chính Đáng, đến bãi đậu xe. |
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội thì người tham gia lễ chiêm bái Xá lợi Phật có những trách nhiệm sau đây:
(1) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
(2) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
(3) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
(4) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
(5) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
(6) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các khoản nêu trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra sao?
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
(3) Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?
- Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm khi nào? Thẩm quyền phong cấp bậc quân hàm Thượng úy công an theo quy định?
- Ngày của mẹ: Những món quà tặng mẹ nào dưới 100k cho học sinh ý nghĩa độc đáo? Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền gì?