Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Công an nhân dân 2018 quy về xây dựng Công an nhân dân như sau;
Xây dựng Công an nhân dân
1. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tham gia xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Như vậy, xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và toàn dân.
Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong hoạt động xây dựng Công an Nhân dân là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Công an nhân dân 2018 quy định Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
- Quyết định chủ trương, phương hướng nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Quyết định chủ trương, phương hướng xây dựng các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa củng cố, tăng cường an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường an ninh; kết hợp an ninh với quốc phòng, đối ngoại của địa phương;
- Quyết định ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong hoạt động xây dựng Công an Nhân dân là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Công an nhân dân 2018 quy định Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội do cấp có thẩm quyền giao; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh ở địa phương;
- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
- Chỉ đạo các cơ quan phối hợp với Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, tham gia xây dựng Công an nhân dân, bảo đảm chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân và các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia trên địa bàn;
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và tham gia xây dựng Công an nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân ở địa phương;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là gì? 5 nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý hoạt động bay hiện nay ra sao?
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cho thuê quyền khai thác là gì? Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không được phép cho thuê?
- Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của công chức Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ do ai quyết định?
- Nhà nước có thu tiền sử dụng rừng đối với rừng đặc dụng của cộng đồng dân cư mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống?
- Sĩ quan Công an Nhân dân được thăng cấp bậc hàm trước thời hạn không? Ai quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn?