Xe do trâu bò kéo thuộc loại phương tiện giao thông nào? Có được điều khiển xe do trâu kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới không?
Xe do trâu bò kéo thuộc loại phương tiện giao thông nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Phân loại phương tiện giao thông đường bộ
…
e) Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
g) Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 04 kW; xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy;
h) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
2. Xe thô sơ bao gồm:
a) Xe đạp là xe có ít nhất hai bánh và vận hành do sức người thông qua bàn đạp hoặc tay quay;
b) Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện, là xe đạp có trợ lực từ động cơ, nguồn động lực từ động cơ bị ngắt khi người lái xe dừng đạp hoặc khi xe đạt tới tốc độ 25 km/h;
c) Xe xích lô;
d) Xe lăn dùng cho người khuyết tật;
đ) Xe vật nuôi kéo;
e) Xe tương tự các loại xe quy định tại khoản này.
3. Xe máy chuyên dùng bao gồm:
a) Xe máy thi công;
b) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp;
c) Máy kéo;
d) Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo;
đ) Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt;
e) Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
…
Theo đó, xe do trâu bò kéo là xe do vật nuôi kéo sẽ thuộc loại phương tiện giao thông xe thô sơ.
Xe do trâu bò kéo thuộc loại phương tiện giao thông nào? Có được điều khiển xe do trâu bò kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới không? (Hình từ Internet)
Có được điều khiển xe do trâu bò kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ như sau:
Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.
Theo đó, không được điều khiển xe do trâu kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
Ngoài ra, điều khiển xe do trâu bò kéo đi trên đường bộ phải cho trâu bò đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho trâu bò đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
Bị phạt bao nhiêu tiền nếu điều khiển xe do trâu kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè;
d) Để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người, phương tiện đang tham gia giao thông;
đ) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
e) Để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển;
g) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc.
Theo đó, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng sẽ áp dụng nếu người điều khiển xe do trâu kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
Ngoài ra, trường hợp người điều khiển xe do trâu bò kéo đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?