Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không? Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không?
Căn cứ theo điểm o khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về dừng xe, đỗ xe như sau:
Dừng xe, đỗ xe
...
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
...
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
l) Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
m) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
n) Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
o) Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
Theo đó, xe ô tô không được đỗ xe trên phần đường dành riêng cho xe buýt.
Ngoài ra, xe ô tô không được phép đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không? Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm đón, trả khách; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới; che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông; nơi mở dải phân cách giữa; cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp, dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, vỉa hè quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở vỉa hè trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4, điểm c khoản 7 Điều này;
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt.
Xe ô tô không bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
...
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây đai an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 20, điểm d khoản 4 Điều 26 của Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe, trừ đèn sương mù dạng rời được lấp theo quy định;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
...
Theo đó, đối với trường hợp xe ô tô không bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn bị áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Bộ Tư pháp có chức năng gì? Văn phòng Bộ Tư pháp có con dấu không theo Quyết định 659?
- Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 chính thức của người lao động tại các doanh nghiệp có bao nhiêu ngày được hưởng nguyên lương?
- Đường dành cho giao thông công cộng là gì? Việc tổ chức giao thông được quy định như thế nào theo Luật Đường bộ?
- Dựng chuyện người mắc bệnh hiểm nghèo để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tiền quyên góp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Những trường hợp hủy thầu nào phải đền bù chi phí cho các bên liên quan? Nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp nào?