Xe ô tô có được sử dụng còi hơi không? Xe ô tô sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe ô tô có được sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông không?
Còi hơi là một thiết bị khí nén được thiết kế để tạo ra tiếng ồn cực lớn nhằm mục đích báo hiệu. Nó thường bao gồm một nguồn tạo ra khí nén, đi vào còi thông qua một cây lau hoặc màng ngăn.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về sử dụng tín hiệu còi như sau:
Sử dụng tín hiệu còi
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Theo đó, xe ô tô khi tham gia giao thông không được phép sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định.
Như vậy, xe ô tô không được phép sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông.
Xe ô tô có được sử dụng còi hơi không? Xe ô tô sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xe ô tô sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Sử dụng còi, rú ga liên tục; sử dụng còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi an toàn của đường sắt;
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp điều khiển xe ô tô sử dụng còi hơi khi tham gia giao thông.
Xe ô tô không có bộ phận giảm thanh khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây đai an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều 20, điểm d khoản 4 Điều 26 của Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe, trừ đèn sương mù dạng rời được lấp theo quy định;
b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
c) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
...
Theo đó, xe ô tô không có bộ phận giảm thanh bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp vi phạm không có bộ phận giảm thanh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Địa điểm và thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa Cơ quan Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
- Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục hoạt động theo quy chế thế nào?
- Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?
- Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK là gì? Địa điểm và hình thức thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK được quy định ra sao?
- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương được lấy từ nguồn nào theo Quyết định 528?