Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền? Người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền không?

Vận chuyển hành khách bằng xe ô tô có được để hành khách đu bám thành xe không? Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền? Người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền không?

Vận chuyển hành khách bằng xe ô tô có được để hành khách đu bám thành xe không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách như sau:

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách
1. Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe;
b) Vận chuyển hành khách đúng lịch trình, lộ trình đã đăng ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Không chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
d) Không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
đ) Không chở quá số người, chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật;
e) Không chở hàng hóa trong khoang chở hành khách.
...

Theo đó, xe ô tô vận chuyển hành khách không được chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe.

Như vậy, đối với vận chuyển hành khách bằng xe ô tô thì không được để hành khách đu bám thành xe.

Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền? Người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền không?

Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm p khoản 5 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ;
i) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 9, điểm đ khoản 11 Điều này, hành vi bị cấm đi vào công trình thủy lợi và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
l) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
m) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe thô sơ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
n) Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;
o) Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến;
p) Chở người trên thùng xe trái quy định; chở người trên nóc xe; để người đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;
q) Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.
...

Theo đó, mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi điều khiển xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe.

Người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền không?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông như sau:

Xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Gây mất trật tự trên xe.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe chở khách;
b) Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, xâm phạm sức khỏe của người khác đi trên xe, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm, hàng cấm lưu thông mang theo trên xe chở khách.

Theo đó, đối với trường hợp người đu bám thành xe ô tô sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi đu bám ở thành xe ô tô.

Như vậy, người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền.

Vận chuyển hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe ô tô vận chuyển hành khách để hành khách đu bám thành xe bị phạt bao nhiêu tiền? Người đu bám thành xe ô tô có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Từ năm 2025 xe ô tô vận chuyển hành khách để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Xe ô tô vận chuyển hành khách có được quyền chở hàng hóa trong khoang chở hành khách hay không?
Pháp luật
06 quy định về vận chuyển hành khách bằng xe ô tô cần lưu ý? Người lái xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khách nước ngoài bay nội địa cần giấy tờ gì? Giấy tờ làm thủ tục bay nội địa phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý được quy định như thế nào? Trường hợp hành lý để quên ở sân bay xử lý ra sao?
Pháp luật
Vé máy bay có phải là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý không? Có thể từ chối vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Xe trung chuyển hành khách có cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hay không? Có được sử dụng xe trung chuyển để chở khách thay xe khách không?
Pháp luật
Nhà xe hủy chuyến trong những trường hợp nào? Nhà xe hủy chuyến thì những hành khách đã mua vé trước đó có được hoàn tiền vé không?
Pháp luật
Xe buýt khi tham gia vận chuyển hành khách tại thành phố Hồ Chí Minh được phép đi vào làn xe 2 bánh trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển hành khách
Đoàn Phạm Khánh Trang Lưu bài viết
14 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào