Xử lí trường hợp bất thường khi tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Xử lí trường hợp bất thường khi tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
2. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh trung học phổ thông; phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
3. Quyết định xử lí những trường hợp bất thường trong quá trình tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
4. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
Và, căn cứ khoản 4 Điều 19 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
1. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện về tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông đối với các trường thuộc phạm vi quản lí.
2. Phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
3. Tổ chức lựa chọn môn thi hoặc bài thi thứ ba và tổ chức thi tuyển theo quy định tại Điều 13 Quy chế này (nếu có tổ chức thi tuyển riêng).
4. Hướng dẫn các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thuộc phạm vi quản lí thực hiện công tác tuyển sinh. Quyết định xử lí những trường hợp bất thường trong quá trình tổ chức tổ chức tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông đối với các trường thuộc phạm vi quản lí.
...
Như vậy, xử lí trường hợp bất thường khi tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông đối với các trường thuộc phạm vi quản lí thuộc thẩm quyền của:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Xử lí trường hợp bất thường khi tổ chức tuyển sinh trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Tuyển sinh trung học phổ thông được tiến hành theo quy trình nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định quy trình tuyển sinh trung học phổ thông như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông bao gồm các nội dung cơ bản sau: đối tượng tuyển sinh; chỉ tiêu và địa bàn tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; chế độ tuyển thẳng, ưu tiên, khuyến khích; thời gian xét tuyển và công bố kết quả tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông được công bố trước ngày 31 tháng 3 hằng năm.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định sau khi thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở.
- Căn cứ kế hoạch tuyển sinh trung học phổ thông đã được phê duyệt, Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông xây dựng và thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh của nhà trường; tổ chức việc đăng kí tuyển sinh, tiếp nhận và chuẩn bị nội dung đăng kí tuyển sinh.
- Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông tổ chức việc tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh đã được phê duyệt; đề xuất danh sách học sinh trúng tuyển với Hiệu trưởng nhà trường để trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, danh sách học sinh trúng tuyển do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí phê duyệt.
Hội đồng ra đề thi tuyển sinh trung học phổ thông có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Xây dựng kế hoạch làm việc;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức soạn thảo đề thi;
- Tổ chức phản biện đề thi; duyệt đề thi chính thức, đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị;
- Xử lí hoặc đề nghị xử lí sự cố bất thường trong quá trình ra đề thi;
- Lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng;
- Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật đề thi theo quy định;
- Xem xét, quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án tàu điện ngầm: Kêu gọi các nhà đầu tư, nhà thầu có năng lực tham gia vào dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Giờ trong tháng 4 năm nay?
- Hội sách Hà Nội lần X thời gian và địa điểm tổ chức ra sao? Các hoạt động chính diễn ra tại Hội sách Hà Nội lần X?
- Người lao động hiện nay được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ lễ cho đến hết năm sau ngày Giỗ tổ Hùng Vương?
- Tiêu chuẩn cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị? Độ tuổi cấp ủy viên năm 2025 được quy định như thế nào?
- Điện tự sản xuất, tự tiêu thụ là gì? Nguyên tắc phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo là gì?