Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng mà không thể sửa chữa như thế nào theo Nghị định 15?
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng mà không thể sửa chữa như thế nào theo Nghị định 15?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không có hiệu quả.
b) Phá dỡ kết cấu hạ tầng đường sắt cũ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mới hoặc để đảm bảo giao thông, hoàn trả mặt bằng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng không sử dụng được theo công năng của tài sản.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thanh lý trong trường hợp tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa hoặc việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không có hiệu quả.
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng mà không thể sửa chữa như thế nào theo Nghị định 15? (Hình từ Internet)
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
- Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP. Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt về việc đề nghị thanh lý tài sản: 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản); lý do thanh lý: 01 bản chính;
+ Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.
- Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản gồm: Tên doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại; tình trạng sử dụng tài sản); lý do thanh lý; hình thức thanh lý; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ công trình, hạng mục công trình đường sắt và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi. Việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định như sau: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Số tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải nộp vào đâu?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản.
2. Chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Chi phí kiểm kê, đo vẽ.
b) Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ.
c) Chi phí xác định giá, thẩm định giá.
d) Chi phí tổ chức bán vật liệu, vật tư thu hồi.
đ) Chi phí bảo vệ, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
e) Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải chỉ định làm chủ tài khoản.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 21 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025 ra sao?
- Xem ngày 21 4 2025: dự đoán kết quả ngày 21 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Khung giờ hoàng đạo ngày 21 4 2025 tài lộc?
- Thông tin bắn pháo hoa 26 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 chi tiết, cụ thể? Địa điểm bắn pháo hoa 26 4 TPHCM?
- Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025?