Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất năm 2025 là ngày nào? Có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất năm 2025 là ngày nào?
Ngày Trái Đất diễn ra vào ngày 22 4 hằng năm, là dịp để cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau hành động bảo vệ môi trường. Từ khi được khởi xướng vào năm 1970, sự kiện này đã trở thành một phong trào môi trường lớn mạnh, thu hút sự tham gia của hàng triệu người. Qua đó, các cơ quan ngôn luận muốn nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường tự nhiên của hành tinh chúng ta. Việt Nam cũng tích cực hưởng ứng Ngày Trái Đất bằng nhiều hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.
Năm nay, thứ Ba, ngày 22 tháng 4 năm 2025 đánh dấu Ngày Trái đất lần thứ 55, một ngày để nêu bật tầm quan trọng của hành tinh chúng ta và việc bảo tồn các hệ sinh thái của nó trên tất cả các châu lục và đại dương.
Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04:
- Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
- Nó được ra đời là để tôn vinh, yêu thương và nâng niu hành tinh sống của chúng ta. Đây là ngày mà dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng tạm gác lại mọi công việc riêng tư để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Hiểu thêm về ngày nước thế giới để hưởng ứng tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước trên toàn Thế Giới.
Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất năm 2025 là ngày nào? (Hình từ Internet)
Chủ đề ngày Trái Đất năm nay? Có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Ngày Trái Đất được tổ chức hàng năm với các chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số chủ đề của Ngày Trái Đất năm 2025:
- Chủ đề của ngày Trái đất năm 2025 là "Our Power, Our Planet" - Sức mạnh của chúng ta, Hành tinh của chúng ta.
Có bao nhiêu nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020, có 7 nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định như thế nào?
Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định 11 chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, ngày Trái Đất được tổ chức vào ngày 22 tháng 04 hàng năm, mang ý nghĩa sâu sắc trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc ra đời của Ngày Trái Đất không chỉ kêu gọi mọi người hành động ngay lập tức để giảm thiểu tác động xấu đến hành tinh, mà còn khuyến khích các quốc gia, tổ chức và cá nhân tham gia vào các sáng kiến bảo vệ thiên nhiên. Mỗi người cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản cũng như những chính sách bảo vệ môi trường mà nhà nước quy định. Các chính sách này không chỉ hỗ trợ quản lý môi trường mà còn thúc đẩy phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thẩm quyền quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thuộc về cơ quan nào theo Nghị định 12?
- Trách nhiệm bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới bị loại trừ trong những trường hợp nào? Chủ xe cơ giới được hiểu ra sao?
- Hệ thống nào hỗ trợ tạo tài khoản đăng ký kinh doanh trực tuyến? Thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp ra sao?
- Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ được sử dụng để xét miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Cục du lịch Quốc gia Việt Nam có tên tiếng anh là gì? Tên viết tắt tiếng anh là gì theo Quyết định 488?